Thăm dò ý kiến
Theo bạn, Trang thông tin điện tử Ban Dân Tộc thành phố Hà Nội có cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động của Ban không?



Mã xác nhận

FE_View_Detail

Người '' Phóng viên chiến trường'' tận tụy, gương mẫu
 
  •  Bỏ lại một phần thân thể trong khi làm nhiệm vụ tại chiến trường, trở về đời thường với đôi tay không lành lặn, ông Nguyễn Tiến Sỹ đã bền bỉ dốc sức xây dựng kinh tế gia đình được nhiều người khâm phục.

  • Trò chuyện với tôi về những năm tháng tham gia kháng chiến ông Sỹ kể: Ông sinh ra tại Đình Thôn, xã Mỹ Đình nay là phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1963, đang học trường Trung cấp Sư phạm Hà Nội ông vào bộ đội. Trên tuyến lửa Quảng Hợp - Quảng Bình những năm 1965, 1966 dưới bom đạn của kẻ thù ông cùng đồng đội san lấp những cung đường trọng điểm, đảm bảo cho xe pháo hành quân vào chi viện cho chiến trường. Ngày 7/10/1966 ông vinh dự được kết nạp vào Đảng. Sau đó, ông được cấp trên cho đi học lớp phóng viên chiến trường 12 tháng. Đầu năm 1968, ông cùng đoàn quay phim trẻ vượt Trường Sơn vào miền Đông Nam Bộ.

  • Là phóng viên mặt trận của xưởng phim giải phóng, ông cùng đồng đội lăn lộn khắp chiến trường miền Đông, ghi lại những thước phim tư liệu có giá trị, phản ánh cuộc chiến đấu oanh liệt của bộ đội ta. Năm 1971, khi đi cùng tiểu đoàn bộ đội địa phương huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho, trong một trận chiến đấu ác liệt bất ngờ một loạt đạn AR15 của lính Mỹ bắn làm ông gãy cả hai tay, máy quay rơi xuống chiến hào. Ông được cấp cứu rồi chuyển về vùng giải phóng và đưa ra Bắc điều trị. Vết thương ổn định, hai tay của ông giữ lại được nhưng co quắp khó cử động. Với bản lĩnh, ý chí của người lính và lòng yêu nghề, ông xin về xí nghiệp phim thời sự tài liệu trung ương công tác. Về cơ quan, ngoài nhiệm vụ chuyên môn ông còn tích cực tham gia công tác đoàn thể. Nhiều năm làm Bí thư chi bộ, Chủ tịch công đoàn, Bí thư chi đoàn TNCS HCM. Trên cương vị nào ông cũng hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, liên tục là Chiến sỹ thi đua. Năm 1988, vết thương tái phát, ông đi điều trị dài ngày. Với thương tật 81%, theo chế độ, ông được về Trại Điều dưỡng thương binh nặng để chăm sóc, nhưng vì khó khăn của gia đình, ông xin về quê. Vợ ông là bà Bùi Thị Vẻ nhận chăm sóc ông theo chế độ. Bà ngày đêm thuốc men và động viên chia sẻ với ông những lúc trái gió trở trời. Với sức lực còn lại cùng kinh nghiệm đã có ông mở hiệu ảnh để thêm thu nhập, phụ giúp gia đình. Tháng 6 năm 1996, ông được Thành phố xây tặng ngôi nhà tình nghĩa. Cảm động trước sự quan tâm của địa phương ông càng gương mẫu đi đầu trong các phong trào của thôn, xã.

  • Đình Thôn quê ông vốn giàu truyền thống yêu nước cách mạng, trong hai cuộc kháng chiến, hàng trăm con em của làng đã lên đường đánh giặc. Nhiều người anh dũng hy sinh, nhiều người đã để lại một phần cơ thể nơi chiến trường.

  • Những năm 80, 90 của thế kỷ trước, Đình Thôn là một làng thuần nông, cuộc sống của người dân thiếu khó khăn trăm bề, làm không đủ ăn. Với những thương binh trở về sau chiến tranh, trên người còn nhiều thương tích. Như ông, hai tay giữ được nhưng co quắp, rồi 18 mảnh đạn còn trong người. Những lúc trở trời, trái gió toàn thân đau nhức, tâm ừạng bức bối, bất cần, sẵn sàng chửi mắng vô cớ... Có ở trạng thái ấy mới thương cảm, chia sẻ với những thương, bệnh binh hoàn cảnh kinh tế gia đình thiếu trước, hụt sau, con cái nheo nhóc...

  • Đúng là còn thương binh có tư tưởng công thần, trong thiếu khó có lúc không làm chủ được bản thân, bị kẻ xấu kỉch động lôi kéo vào những việc làm không đúng pháp luật, nhưng với hàng vạn thương binh thì sao tránh khỏi.

  • Làm gì để giúp đồng đội vượt qua khó khăn? Câu hỏi ấy cứ trở đỉ, trở lại trong tâm trí, để rồi ý định thành lập Hội thương binh Đình Thôn định hình trong ông. Ông đem bàn với anh em, được mọi người ủng hộ. Sau đó ông thay mặt những thương binh của làng báo cáo với cấp ủy, chính quyền và Hội CCB xã. Đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1997) Hội Thương binh Đình Thôn (nay là Câu lạc bộ Thương, bệnh binh Đình Thôn, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm) được thành lập, ông được bầu làm hội trưởng.

  • Trong ngôi nhà tình nghĩa, ông dành căn phòng rộng nhất cho Câu lạc bộ. Trên tường, ở vị trí trang trọng treo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, rồi những tấm huân chương, những danh hiệu, phần thường cao quý được Đảng, Nhà nước và cấp ủy chính quyền địa phương trao tặng cùng những tấm hình ghi lại những hoạt động của Hội như lao động gây quỹ, thăm chiến trường xưa, tham gia các hoạt động của địa phương, thăm tặng quà, chia vui cùng đồng đội... Tất cả như khơi dậy niềm vinh dự, tự hào và nhắc nhở mỗi người đoàn kết, cố gắng nhiều hơn để xứng đáng với truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” và lời dạy “tàn nhưng không phế” của Bác.

  • Đưa tôi bản “Quy chế hoạt động” với những nội dung hết sức cụ thể. Từ những quy định về nội dung, thời gian sinh hoạt đến việc xin vào, xin ra CLB; việc xây dựng quỹ “Nghĩa tình đồng đội”, định mức chi thăm hội viên đau ốm, quà tặng con cháu lập gia đình, thi đỗ vào đại học... Ông Sỹ nói: Quy chế này chúng tôi vừa hoạt động vừa hoàn chỉnh. Chúng tôi cũng tham khảo Điều lệ Hội CCB Việt Nam, nhưng cơ bản xuất phát từ thực tế hoạt động của CLB, từ tâm tư, tình cảm của hội viên. Ví như quy định “phải năm chắc tâm tư, tình cảm và hoàn cảnh của hội viên”... Qua sinh hoạt CLB, từ tâm sự của hội viên, chúng tôi nắm được những tác động lôi kéo của kẻ xấu, kịp thời góp lời, góp ý và có những hỗ trợ cụ thể để không hội viên nào của CLB bị mua chuộc, lợi dụng tham gia vào các việc như chiếm dụng đất công, tranh chấp, khiếu kiện, cho thuê thẻ thương binh hay giải gỡ các vụ vi phạm trật tự giao thông của xe ba bánh giả danh thương binh... Còn như quy định đầu tiên của Quy chế hoạt động là “Động viên nhau sống vui, sống khỏe, đoàn kết, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền các đoàn thể của địa phương”, CLB yêu cầu hội viên phải gương mẫu chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực đóng góp ý kiên xây dựng nghị quyết chi bộ, đóng góp xây dựng hương ước; gương mẫu thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Hiện Câu lạc bộ của chúng tôi có một hội viên là Đảng ủy viên, chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ; một hội viên là Chủ tịch Hội cựu chiến binh phường; nhiều hội viên tham gia cấp ủy, làm Trưởng ban công tác mặt trận, tổ trưởng dân phố. Các đồng chí đó đều là những CCB tiêu biểu, gương mẫu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

  • Ở Đình Thôn có nhiều người từ nơi khác đến mua đất, nhưng chưa sử dụng ngay, thường là nơi đổ rác thải, CLB chúng tôi đã chủ động trao đổi với chủ đất, nhận quản lý và đóng nộp thuế đất hàng năm. Những khoảng đất đó, chỗ được san lấp làm nơi chơi thể thao, chỗ được trồng rau xanh. Có chỗ vui chơi, có nắm rau, trái mướp trong bữa ăn của gia đình hội viên lại giữ được môi trường sạch sẽ. Việc làm của CLB được cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và người dân hết sức hoan nghênh.
  • Trong CLB thương, bệnh binh Đình Thôn 100% hội viên tự mua sắm trang phục đại lễ và được thống nhất mang mặc trong những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, của địa phương. Những ngày đó với đội ngũ chỉnh tề, những tấm huân chương lấp lánh trên ngực các cựu chiến binh, thương binh đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân, nhất là thanh thiếu niên.

  • Với cương vị là Chủ nhiệm Câu lạc bộ thương bệnh binh của 19 hội viên, từ số vốn 255.000 đồng do các hội viên npày đầu thành lập đóng góp, được HTX và thôn tạo điều kiện, CLB đã nhận đào đắp mương, khai thông hệ thống thoát nước, san lấp 3200m2 khu đất nghĩa trang... lấy tiền xây dựng quỹ “Nghĩa tình đồng đội”, đến nay đã được 65 triệu đồng, gửi tiết kiệm lấy lãi hoạt động. Đồng thời câu lac bộ cũng đề xuất hàng tháng, mỗi hội viên “tiết kiệm” 400.000 đồng để hàng năm vào dịp hè tổ chức cho toàn bộ hội viên và các con cháu đi nghỉ mát, tạo không khí đoàn kết, vui vẻ. Vào ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 hàng năm, câu lạc bộ luân phiên tổ chức họp mặt tại từng nhà hội viên để có cơ hội hiểu biết chia sẻ về cuộc sống của mỗi gia tình, tạo sự gắn bó, đoàn kết trong câu lạc bộ đúng với ý nghĩa: chiến trường chia lửa, thời bình chia ngọt sẻ bùi. Đồng thời đến thăm tặng quà những hội viên, gia đình có khó khăn.

  • Năm nay, ông Nguyễn Tiến Sỹ tròn 74 tuổi, trọn đời với Đảng, với cách mạng, trọn nghĩa với đồng chí, đồng đội, với quê hương, ông đem lại niềm vui, hạnh phúc đến với các gia đình đồng đội. Còn gia đình ông luôn được sự quan tâm của các cấp chính quyền, của bà con dân phố và nhất là sự tôn trọng, yêu mến của các thành viên trong câu lạc bộ thương bệnh binh Đình Thôn dành cho ông - Một Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thương bệnh binh tận tụy, gương mẫu trong các hoạt động nghĩa tình đồng đội và các phong trào của địa phương./.

Xuân Tứ

in Quay trở lại
Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc
Dự báo thời tiết
Thành phố:

24oC

Độ ẩm: 96%

Tốc độ gió: 8 km/hkm/h

Cập nhật lúc 02:41:35
ngày 2024-03-29