Thăm dò ý kiến
Theo bạn, Trang thông tin điện tử Ban Dân Tộc thành phố Hà Nội có cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động của Ban không?
Mã xác nhận

FE_View_Detail

Người hội viên nông dân vùng dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi
 
  •   Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển, hội nhập ai cũng muốn rời khỏi làng quê nghèo ra Thành phố làm ăn để mong được làm giàu, nhưng  cũng tại miền quê nghèo đó vẫn có những người con bám trụ lại, đang ngày đêm miệt mài lao động để góp phần phát triển kinh tế quê hương. Những năm qua, phong trào hội viên nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng của xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội là một trong những xã thuộc vùng đồng bào DTTS của Thủ đô, được đông đảo hội viên nhiệt tình hưởng ứng tham gia.Từ phong trào trên đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, điển hình là chị Nguyễn Thị Lan, hội viên hội nông dân thôn Vao, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất.

  • Dẫn chúng tôi đi thăm quan khu vườn 3.500 m2 trồng cây Thanh Long ruột đỏ, chị Lan cho biết: Trước đây kinh tế gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, cũng như bao gia đình khác tại mảnh đất này, lao động sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là làm ruộng và chăn nuôi nhỏ lẻ, làm thuê… nhưng cuộc sống vẫn không đủ ăn. Chị đã phải từ bỏ ước mơ học tập để thoát ly quê hương  mà ở nhà cùng bố mẹ, gia đình làng xóm thực hiện ước mơ của cộng đồng thôn bản đó là xóa đi cái đói và giảm được cái nghèo của gia đình và của quê hương. Được sự quan tâm, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban Thường vụ Hội Nông dân xã Yên Bình, với sức trẻ, bản chất cần cù, chịu khó và lòng quyết tâm phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo, tham khảo qua sách, báo, đặc biệt những lần được đi tham quan mô hình phát triển kinh tế do UBND xã và huyện tổ chức, chị Lan học hỏi ở các địa phương khác mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi về áp dụng vào thực tế ở gia đình, trong điều kiện đất đai có sẵn chị và gia đình đã chọn phát triển kinh tế theo mô hình chăn nuôi tổng hợp và trồng cây ăn quả, là một mô hình của nền sản xuất nông nghiệp đa dạng từ trồng trọt, chăn nuôi. Gia đình chị mạnh dạn ứng dụng khoa học-kỹ thuật, năng động sáng tạo trong phát triển kinh tế thị trường; dám nghĩ, dám làm, khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, lao động, đất đai vào sản xuất chăn nuôi, trồng cây ăn quả năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Chị đã mạnh dạn chuyển đổi hướng phát triển kinh tế, vay vốn Ngân hàng chuyển đổi 3.500m2 đất trồng lúa, trồng chè sang trồng cây Thanh Long ruột đỏ. Lúc đầu mới triển khai, gia đình cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, ít nhân lực và chưa nắm chắc được kỹ thuật canh tác, đã có lúc chị suy nghĩ có lẽ phải từ bỏ nhưng vì tình yêu mảnh đất nghèo lại thôi thúc chị càng thêm quyết tâm hơn. Sau một thời gian vừa làm vừa rút ra được kinh nghiệm, dần dần nắm chắc được kỹ thuật chăm sóc cây Thanh Long, mọi khó khăn cũng đã qua, cho đến nay là năm thứ 5 vườn cây Thanh Long của gia đình chị đã phát triển cho thu nhập đều đặn khoảng 250 triệu đồng/năm, ngoài cây Thanh Long chị còn trồng xen canh một số cây trồng ngắn ngày như: Lạc, đậu xanh... thu nhập bình quân 30 triệu đồng/năm.


                  Chị Nguyễn Thị Lan đang chăm sóc vườn cây Thanh Long


  • Năm 2015 được sự quan tâm của Thành phố, hỗ trợ cho các hộ tham gia mô hình chăn nuôi thương phẩm, gia đình chị nhận được 06 con dê giống, bằng sự nỗ lực chăm sóc, đàn dê của gia đình đã sinh sôi, nảy nở và phát triển rất tốt, đến giờ đàn dê của gia đình bà đã phát triển lên hơn 100 con, 50% đàn dê mẹ sinh sản, gia đình chị quyết định giữ lại để nuôi lấy thịt, thu nhập khoảng 50 triệu đồng/năm. Nhìn cơ ngơi của gia đình chị Lan khang trang, cùng với việc chăm sóc nuôi dạy con ngoan, học giỏi ai cũng ngưỡng mộ và khen ngợi chị.

  •   Mặc dù công việc nhà nông gặp rất nhiều khó khăn nhưng chị vẫn luôn giành thời gian tham gia sinh hoạt Chi hội Nông dân thôn Vao đầy đủ, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do các cấp hội phát động, đặc biệt là phong trào“Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; chị còn hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, trong phong trào xây dựng Nông thôn mới gia đình chị đã đóng góp ngày công và ủng hộ 5 triệu đồng để làm đường giao thông thôn xóm. Bên cạnh đó, chị còn thường xuyên vận động gia đình và bà con trong thôn, xóm gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

  •   Từ một hộ gia đình khó khăn nay đã trở thành hộ khá giả, nhiều năm liền gia đình chị đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã. Năm 2017, 2018 gia đình chị được công nhận danh hiệu “Hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện”. Năm 2019 tại Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ III gia đình chị vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế ở địa phương. Đó chính là thành quả cho những cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi của gia đình chị, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp, xứng đáng là tấm gương điển hình của người hội viên nông dân vùng DTTS Thủ đô./.

Tin và ảnh: Thanh Hà

in Quay trở lại
Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc
Dự báo thời tiết
Thành phố:

32oC

Độ ẩm: 63%

Tốc độ gió: 15 km/hkm/h

Cập nhật lúc 16:41:17
ngày 2024-04-19