Thăm dò ý kiến
Theo bạn, Trang thông tin điện tử Ban Dân Tộc thành phố Hà Nội có cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động của Ban không?



Mã xác nhận

FE_View_Detail

Thành phố Hà Nội đảm bảo các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong đại dịch Covid-19.
 

      

Trải qua đợt bùng phát thứ tư của đại dịch Covid-19, toàn bộ hệ thống chính trị của cả nước đã và đang tập trung cao độ triển khai các biện pháp để ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh; từ Trung ương đến cơ sở các chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai đồng bộ, vừa quyết liệt, vừa linh hoạt để phù hợp với những diễn biến phức tạp theo từng ngày, từng giờ của  đại dịch Covid-19 với mục tiêu trên hết là bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, gắn với duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách  của Đảng, pháp luật của Nhà nước đặc biệt là các chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 từ đó thống nhất từ nhận thức đến hành động toàn thể đội ngũ cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên cả nước và Thủ đô, trong đó có đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi thành phố Hà Nội đoàn kết, với quyết tâm cao nhất kiểm soát đại dịch Covid-19, đảm bảo quyền được bảo vệ tính mạng, chăm sóc sức khỏe, quyền được học tập, quyền được hưởng thụ văn hóa, quyền được tiếp cận thông tin… của đồng bào.

        1. Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19 là công tác quan trọng, được duy trì thường xuyên với nhiều hình thức linh hoạt, để nhân dân nói chung và đồng bào vùng dân tộc thiểu số của Thành phố thực hiện tốt các chỉ đạo của Trung ương, Thành phố trong công tác phòng chống dịch Covid-19; đảm bảo sâu rộng, thực chất để người dân hiểu và nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính tự giác trong thực hiện các quy định về phòng chống dịch. Tuyên truyền việc thực hiện quy định 5K, đặc biệt việc quét mã QR code tại tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; các quy định phòng, chống dịch Covid-19. Tuyên truyền đến người dân tại khu vực phong tỏa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, không hoang mang lo lắng.

Tại huyện Ba Vì, đã ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền phòng, chống dịch như: Đăng tải 140 tin, bài trên Trang facebook “Truyền hình Ba Vì”; 450 tin, bài trên trang fanpage “Ba Vì xanh”; gửi 167 tin, bài trên Cổng Thông tin điện tử của Thành phố và huyện; gửi 09 file âm thanh của Sở Thông tin truyền thông, 300 file cuả Trung tâm Văn hóa Thông tin-Thể thao huyện tới các Đài xã, thị trấn thực hiện công tác tuyên truyền. Tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh huyện 02lần/ngày. Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện  đã thực hiện 350 chương trình phát thanh, với tổng 6.805 tin, bài, tổng thời lượng phát sóng là 10.270 phút, liên tục các ngày trong tuần (từ Thứ 2 đến Thứ 7), truyền thông lưu động 124 lượt. Tại xã, thị trấn của huyện: Phát thanh trên loa truyền thanh 11.482 lượt; thời lượng phát sóng là 513.720 phút, tuyên truyền lưu động được 3.720 lượt. Cấp phát tổng số 72.068 tờ rời đến hộ gia đình.

        Công tác tuyên truyền tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thành phố được triển khai đồng bộ, với nhiều phương thức phù hợp với tình hình thực tế, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; đặc biệt đã phát huy được vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phòng chống Covid-19. Tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã được chú trọng; cụ thể tại xã Tiến Xuân huyện Thạch Thất, đợt cao điểm Đài Truyền thanh xã phát sóng 07 lần/ngày, thời lượng 20 phút, vào các khung giờ: 6h30-6h50, 8h00-8h20, 10h00-10h20, 12h00-12h20, 14h00-14h20, 16h00-16h20, 20h00-20h20, với các nội dung phát thanh: thông báo về tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo tìm người tiếp xúc với các ca bệnh, khuyến cáo phòng chống dịch bệnh Covid-19, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống Covid-19; đợt giãn cách xã hội phát sóng 04 lần/ngày, thời lượng 20 phút, khung giờ: 6h30-6h50, 10h00-10h20, 16h00-16h20, 20h00-20h20, nôi dung phát thanh tuyên truyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp trong thời gian giãn cách xã hội; hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; các khuyến cáo phòng, chống dịch của Bộ Y tế. Ngoài tuyên truyền trên Đài truyền thanh xã, Đoàn Thanh niên CSHCM xã đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xã tổ chức tuyên truyền lưu động về phòng, chống dịch Covid-19, tuyên truyền trên các ứng dụng mạng xã hội.

  


 

 Tuyên truyền lưu động phòng chống dịch Covid-19 tại vùng DTTS Hà Nội

        2. Triển khai các biện pháp phòng, chống đại dịch Covid-19, bảo vệ tính mạng, chăm sóc sức khỏe nhân dân, các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô đã củng cố và nâng cao hiệu quả các Tổ Covid-19 cộng đồng; duy trì và phát huy có hiệu quả các Tổ phản ứng nhanh để thực hiện rà soát, nhắc nhở, đôn đốc, truy vết, khoanh vùng dập dịch; thành lập các Tổ xét nghiệm tự nguyện. Việc cách ly y tế khu vực có dịch Covid-19 được thực hiện theo nguyên tắc đánh giá dịch tễ để khoanh vùng hẹp nhất có thể, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, an sinh xã hội mà vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch. Đảm bảo lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ người dân. Có phương án giúp người dân khu vực cách ly chăm sóc, thu hoạch rau màu, vật nuôi, cây trồng; kết nối với các tiểu thương tiêu thụ sản phẩm (khi cần thiết); có phương án hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do dịch Covid-19.

       Thành lập Trạm Y tế lưu động; xây dựng phương án hoạt động của Trạm Y tế lưu động, nguồn nhân lực được lấy từ đội ngũ y tế tư nhân, Trạm Y tế, nhân viên y tế đã nghỉ hưu... trên địa bàn; tổ chức lớp tập huấn mô hình Trạm Y tế lưu động cho các xã; kiện toàn Trạm Y tế lưu động thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 nhẹ, không triệu chứng; chuẩn bị giường thu dung điều trị F0 tại các Trạm Y tế lưu động; tổ chức diễn tập vận hành Trạm Y tế lưu động, xây dựng nội dung diễn tập theo 03 tình huống cụ thể: Hoạt động quản lý, theo dõi, chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà; khám chữa bệnh trong khu điều trị Covid-19; đáp ứng khi bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ Covid-19 có diễn biến nặng.

        Tiêm vắc xin Covid-19 tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô được triển khai chặt chẽ, có kế hoạch theo từng đợt, đến nay cơ bản đã tiêm phủ mũi 2 văc xin Covid-19 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên; đang triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi, đảm bảo an toàn.

 


 


Tiêm vắc xin Covid-19 tại vùng DTTS Hà Nội

         Với tổng thể các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đã được triển khai, nên vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô đến nay chưa ghi nhận trường hợp tử vong do nhiễm Covid-19, số ca nhiễm bệnh ít so với mặt bằng chung toàn Thành phố, hầu hết những ca nhiễm có triệu chứng nhẹ. Ngoài ra, học sinh trung học phổ thông của huyện Ba Vì được đến trường học trực tiếp sớm hơn học sinh ở các địa phương khác của Thành phố.

         3. Song song với triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 thì công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân nói chung và đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng được Đảng, Nhà nước và Thành phố đặc biệt quan tâm, nhiều chính sách thiết thực hỗ trợ nhân dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được ban hành như:

        Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ nhân dân được quy định trong Nghị quyết này, trong đó Chính phủ rất quan tâm, hỗ trợ các đối tượng là người lao động đang mang thai, đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em dưới 6 tuổi; trẻ em phải điều trị do nhiễm Covid-19 hoặc cách ly y tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 của Chính phủ tiếp tục quy định đối tượng được hỗ trợ là Người cao tuổi, người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt khi bị cách ly y tế theo quy định hoặc phải điều trị nhiễm Covid-19 được hỗ trợ trong thời gian điều trị, cách ly; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 và Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó có nội dung quy định mức hỗ trợ cụ thể cho các đối tượng là trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật năng, người khuyết tật đặc biệt phải điều trị nhiễm Covid-19 hoặc cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19 theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; triển khai các chính sách này, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 thực hiện một số chinh sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

        Phát huy truyền thống Thủ đô nghìn năm văn hiến, “Thành phố vì hòa bình”, thành phố của lòng nhân ái, bên cạnh triển khai các chính sách của Trung ương hỗ trợ đồng bào gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 quy định một số chính sách đặc thù của thành phố Hà Nội hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trong chính sách đặc thù này có nhiều đối tượng yếu thế được quan tâm hỗ trợ như: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người lao động đang mang thai, người lao động đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi… được quan tâm hỗ trợ, trong đó có đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô.

        Các chính sách của Đảng và Nhà nước đã kịp thời hỗ trợ đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, cùng với những tấm lòng tương thân, tương ái, đùm bọc giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn của các tập thể, cá nhân đã góp phần giảm bớt khó khăn của đồng bào trong đại dịch Covid-19, vì vậy đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô không có ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch Covid-19, một số kết quả ban đầu như sau:

        Tại xã Tiến Xuân huyện Thạch Thất, đã hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố được 107 trường hợp với tổng số tiền là 160,5 triệu đồng; hỗ trợ theo Nghị quyết 15/NQ-HĐND của HĐND Thành phố có 254 trường hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo với số tiền là 254 triệu đồng, tiếp tục hỗ trợ theo quy định; các tổ chức cá nhân đã hỗ trợ 634 suất quà (gạo, mỳ tôm, nước mắm, dầu ăn, mỳ chính, rau củ quả) mỗi suất quà giá trị bình quân từ 300-500 nghìn đồng, đảm bảo 100% các hộ dân và các tổ thợ trên địa bàn xã không bị thiếu ăn trong đợt dịch. Tại xã Yên Bình huyện Thạch Thất đã hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố được 100 trường hợp với tổng số tiền là 183 triệu đồng; hỗ trợ theo Nghị quyết 15/NQ-HĐND của HĐND Thành phố có 249 trường hợp với số tiền là 249 triệu đồng, tiếp tục hỗ trợ theo quy định. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 xã đã hỗ trợ 62 hộ (137 khẩu) gặp khó khăn, 48 công nhân mắc kẹt ở địa phương, tổng số tiền mặt 18,5 triệu đồng, 3330 kg gạo, và các loại nhu yếu phẩm trị giá 10,25 triệu đồng. Các tập thể và cá nhân đã ủng hộ 224,9 triệu đồng, gần 10.000 khẩu trang y tế, cùng các loại nhu yếu phẩm: Mỳ tôm 145 thùng, gạo 1045 kg, nước lavie 65 thùng, nước mắm, mỳ chính với tổng giá trị khoảng 24,7 triệu đồng. Tại xã Vân Hòa, huyện Ba Vì đã hỗ trợ theo Nghị quyết 15/NQ-HĐND của HĐND Thành phố 38 hộ nghèo, 120 hộ cận nghèo, 81 đối tượng có công, 308 đối tượng bảo trợ xã hội với tổng số tiền là 547 triệu đồng; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã tặng 38 suất quà trị giá 01 triệu đồng/suất cho 38 hộ nghèo, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 xã  đã kịp thời hỗ trợ cho 06 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội, suất quà bằng nhu yếu phẩm: Gạo, mỳ tôm, dầu ăn, mắm, mỳ chính, tổng số tiền là 4,4 triệu đồng. Tại xã Phú Mãn huyện Quốc Oai đã hỗ trợ theo Nghị quyết 15/NQ-HĐND của HĐND Thành phố 106 đối tượng với số tiền là 106 triệu đồng, tiếp tục thực hiện hỗ trợ theo quy định. Các tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ 88,9 triệu đồng, 7500 chiếc khẩu trang, 20 chai nước sát khuẩn, 60 gói miến, 200kg gạo. Hội Phụ nữ xã tổ chức thực hiện “Bếp ăn 0 đồng” đã nấu 1740 suất ăn. Tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức đã hỗ trợ theo Nghị quyết 15/NQ-HĐND của HĐND Thành phố 492 trường hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người có công, ngoài ra có 600 hộ đồng bào được nhận phiếu mua quà tặng trị giá 400 nghìn đồng từ chương trình “Siêu thị 0 đồng”. Tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì đã hỗ trợ theo Nghị quyết 15/NQ-HĐND của HĐND Thành phố 262 trường hợp (09 hộ nghèo, 198 hộ cận nghèo, 50 đối tượng bảo trợ xã hội, 05 người có công), mỗi trường hợp 01 triệu đồng… các chính sách hỗ trợ đang tiếp tục thực hiện theo quy định.

  




        Từ những kết quả như trên, cho thấy các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số của Thủ đô được đảm bảo, đặc biệt là quyền được bảo vệ tính mạng, chăm sóc sức khỏe, các đối tượng yếu thế như: Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ, người khuyết tật, hộ nghèo, hộ cận nghèo…được chăm lo, hỗ trợ đảm bảo an sinh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

        Với quyết tâm cao của toàn bộ hệ thống chính trị, và đặc biệt là tinh thần đoàn kết một lòng của đồng bào, chiến sỹ cả nước tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ trong thời gian tới đại dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thành phố, trên địa bàn Thủ đô và cả nước./. 

Một số hình ảnh phòng, chống dịch Covid-19 tại vùng  dân tộc thiểu số Hà Nội










Lê Hưng

in Quay trở lại
Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc
Dự báo thời tiết
Thành phố:

23oC

Độ ẩm: 84%

Tốc độ gió: 13 km/hkm/h

Cập nhật lúc 19:40:37
ngày 2024-03-29