Thăm dò ý kiến
Theo bạn, Trang thông tin điện tử Ban Dân Tộc thành phố Hà Nội có cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động của Ban không?
Mã xác nhận

FE_View_Detail

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội

Hệ thống chính sách an sinh xã hội (ASXH) là một bộ phận trong mô hình phát triển xã hội để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hoạt động của chính sách ASXH là nơi thể hiện rõ nhất tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường, trong đó con người luôn có được một cuộc sống yên ổn và an toàn, có khả năng phòng ngừa những biến cố, rủi ro bất thường. Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ASXH, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị, xã hội.

Để tiếp tục thực hiện thắng lợi chính sách ASXH và phát triển nguồn nhân lực đồng bộ gắn với chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, cần khắc phục tình trạng đầu tư chồng chéo và tâm lý ỷ lại chính sách của nhà nước trong một bộ phận nhân dân. Do vậy nhà nước khi ban hành chính sách xã hội cần hạn chế tối đa việc hỗ trợ trực tiếp cho người dân, đồng thời xây dựng các chính sách thay thế, đầu tư có trọng điểm, không dàn trải, bãi bỏ các chính sách hỗ trợ nhỏ lẻ, manh mún. Thường xuyên tổ chức tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác lao động ở địa phương trong xây dựng các kế hoạch về việc làm, đào tạo nghề, giảm nghèo; cân đối nguồn và kiểm soát các chỉ tiêu về lao động, công tác dự báo thông tin thị trường lao động trong và ngoài nước. 
 
 Đối với tỉnh Quảng Trị, việc thực hiện các chính sách ASXH đã bước đầu gắn với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Chẳng hạn công tác giải quyết việc làm đã gắn với các chính sách, mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm tình trạng đói nghèo. Trong 3 năm (2011-2013) đã có 28.876 lao động được tạo việc làm mới, bình quân mỗi năm tạo việc làm cho 9.575 lao động, đạt 100% kế hoạch 5 năm 2011-2015, góp phần tạo thu nhập và giải quyết việc làm. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch đồng bộ, đúng hướng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, trong đó tăng tỉ trọng lao động công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ, giảm lao động nông-lâm-ngư nghiệp. Chương trình mục tiêu giảm nghèo triển khai có hiệu quả các chính sách, chương trình hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo. Kết quả giảm tỉ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh 3 năm qua đã vượt mục tiêu đề ra, giảm từ 29.635 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 19,70% (năm 2011) xuống còn 18.982 hộ, chiếm tỉ lệ 11,76% (cuối năm 2013), trung bình mỗi năm giảm 2,89%. Tỉnh cũng đã tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho gia đình hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. 
 
 Điều dễ nhận thấy là các chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội được triển khai kịp thời, hiệu quả đã góp phần giúp đỡ, giải quyết một phần khó khăn trong cuộc sống của các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội như người cao tuổi cô đơn; trẻ mồ côi không nơi nương tựa; người khuyết tật nặng; người đơn thân thuộc hộ nghèo đang nuôi con nhỏ...Đến nay toàn tỉnh có 28.212 người được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên, trong đó có 14.463 người cao tuổi. Những hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai, thiếu đói kỳ giáp hạt đều được hỗ trợ đột xuất kịp thời. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được chú trọng; cơ sở khám chữa bệnh được mở rộng, số giường bệnh hàng năm được tăng thêm để đáp ứng nhu cầu của người dân. Có 456.831 lượt người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và hỗ trợ 140.496 lượt người cận nghèo mua thẻ BHYT, năm 2013 đã huy động được trên 38.000 người cận nghèo tham gia BHYT, góp phần đưa tỉ lệ BHYT lên trên 75%. 
 
 Một nỗ lực rất lớn nữa là bên cạnh thực hiện các chính sách chung của nhà nước về giảm nghèo bền vững, tỉnh Quảng Trị đã ban hành chính sách đặc thù, tạo bước đột phá về giảm nghèo bền vững ở địa phương. Chẳng hạn như Đề án 814/ĐA-UBND ngày 30/3/2012 của UBND tỉnh, được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 06/2012/ NQ-HĐND ngày 13/4/2012 về việc giảm nghèo bền vững đối với các xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo cao, có hiệu lực từ ngày 23/4/2012 và kết thúc vào năm 2015. Đề án đã tập trung vào việc xây dựng các công trình có tác động đến công tác giảm nghèo ở các xã, thôn, bản như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh; quy hoạch các điểm, khu dân cư; tập huấn nâng cao năng lực cán bộ và người dân; hỗ trợ vay vốn sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập...do đó đã được nhân dân vùng dự án phấn khởi hưởng ứng. Trong công tác dạy nghề cũng đã đạt được những kết quả tích cực; đến nay toàn tỉnh đã có 28 cơ sở dạy nghề, trong 3 năm đã đào tạo nghề cho 21.255 người, nâng tỉ lệ qua đào tạo nghề từ 26,28% năm 2011 lên 29,44% năm 2013, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của toàn xã hội. 
 
 Như vậy, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng công tác thực hiện các chính sách ASXH của tỉnh Quảng Trị đã được quan tâm chăm lo, ngoài chính sách chung của cả nước còn được vận dụng thêm chính sách của địa phương, lồng ghép với các chương trình, dự án khác được triển khai trên địa bàn. Nhờ đó đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân được nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó đặc biệt công tác chăm lo cho người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách và những vùng khó khăn được coi trọng. 
 
 Để tiếp tục thực hiện thắng lợi chính sách ASXH và phát triển nguồn nhân lực đồng bộ gắn với chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, cần khắc phục tình trạng đầu tư chồng chéo và tâm lý ỷ lại chính sách của nhà nước trong một bộ phận nhân dân. Do vậy nhà nước khi ban hành chính sách xã hội cần hạn chế tối đa việc hỗ trợ trực tiếp cho người dân, đồng thời xây dựng các chính sách thay thế, đầu tư có trọng điểm, không dàn trải, bãi bỏ các chính sách hỗ trợ nhỏ lẻ, manh mún. Thường xuyên tổ chức tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác lao động ở địa phương trong xây dựng các kế hoạch về việc làm, đào tạo nghề, giảm nghèo; cân đối nguồn và kiểm soát các chỉ tiêu về lao động, công tác dự báo thông tin thị trường lao động trong và ngoài nước. 
 
 Mặt khác, cần mở rộng quan hệ, tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ), nhất là các thị trường có điều kiện làm việc tốt, thu nhập khá giúp người lao động cải thiện điều kiện sống. Trong những năm qua phần lớn lao động Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung tham gia XKLĐ là lao động phổ thông, làm những công việc có thu nhập thấp. Bởi vậy để công tác XKLĐ mang lại hiệu quả, các cơ quan chức năng cần có kế hoạch định hướng và tổ chức đào tạo nghề phù hợp với từng thị trường lao động. Các cấp, các ngành, các hội, đoàn thể theo từng lĩnh vực phối hợp chặt chẽ cùng các cấp chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền về công tác việc làm, XKLĐ, xóa đói giảm nghèo cho các tầng lớp nhân dân; nêu cao ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách với quyết tâm cao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra.

in Quay trở lại
Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc
Dự báo thời tiết
Thành phố:

36oC

Độ ẩm: 65%

Tốc độ gió: 14 km/hkm/h

Cập nhật lúc 17:07:17
ngày 2024-04-19