Thăm dò ý kiến
Theo bạn, Trang thông tin điện tử Ban Dân Tộc thành phố Hà Nội có cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động của Ban không?
Mã xác nhận

FE_View_Detail

Cây Chè vùng núi Ba Vì - Sức bền và sự phát triển

 Không biết từ bao giờ cây chè đã gắn bó với vùng đất Ba Vì, đặc biệt là ở các xã vùng núi của huyện. Nhưng để tồn tại, phát triển nhanh chóng và bền vững, cây chè cũng có những bước đi thăng trầm của nó.

 

 Từ yếu tố địa hình, khí hậu, đất đai vùng núi, đồi gò, huyện Ba Vì có khoảng gần 3000 ha đất có thể trồng được cây chè. Tuy được coi là cây thực phẩm truyền thống, nhưng trước kia nhân dân khu vực vùng núi của huyện trồng chè với diện tích không đáng kể hoặc trồng xen cây ăn quả trong vườn rừng nhà mình. Mục đích đơn giản là để uống trong gia đình chứ không có ý định phát triển cây chè thành sản phẩm hàng hóa.Dần dần người trồng chè cũng đã nhận thấy hương vị của chè cũng như gía trị sản phẩm do chính mình làm ra. Trồng chè năng xuất, sản lượng và giá trị thu nhập so với trồng các loại cây khác hơn hẳn, nghề trồng và sản xuất chè chỉ thực sự có bước phát triển nhanh hơn do tác động của các dự án 327, dự án 120, v.v… người trồng chè cũng đã được định hướng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, được tiếp cận khoa học kỹ thuật trồng, chăm bón, hái tỉa. Thấy được lợi ích kinh tế ngày càng cao nên cùng với phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã hình thành 1 vùng sản xuất chè tại các xã vùng núi và đồi gò. Diện tích đã được nhân rộng và phần lớn tập trung ở các xã Ba Trại, Ba Vì, Minh Quang, Tản Lĩnh và nông trường Việt Mông v.v…Cây chè trồng trên đất Ba Vì chủ yếu tập trung là chè trung du lá nhỏ, năng xuất chè búp tươi trung bình từ 60 - 65 tạ/ha. Chè PH1, năng xuất trung bình cao hơn, khoảng 85 tạ/ha, tùy theo độ tuổi của chè. Ngoài ra địa bàn huyện còn có 1 số giống chè như chè Ô Long, chè Kim Tuyên, chè Bát Tiên, chè LDP1, v.v… 1ha chè cho thu nhập ổn định tính trung bình khoảng gần 50 triệu/ha. Đặc biệt có địa phương có đơn vị truyền thống trồng chè lâu đời trên diện rộng như Ba Trại đạt năng xuất chất lượng cao từ 75 đến 100 tạ/ha. Bà con cũng đã tiếp cận cách chế biến chè búp khô bằng cả hình thức thủ công và bằng máy vò chè, sao chè mini. Do vậy giá trị thu nhập từ chè đạt tới trên 60 triệu/ha. Đến thời điểm năn 2014, diện tích chè toàn huyện đã có 1.830 ha, trong đó trong đó ở các xã trên khoảng 1.200 ha, diện tích được trồng thay thế là 40 ha, năng suất đạt 85 tạ/ha/năm, sản lượng ước đạt 15.550 tấn búp tươi.Nhằm tạo bước đột phá trong khắc phục những hạn chế về phát triển cây chè, tạo lập vùng trồng chè tập trung, hướng tới chế biến sản phẩm chè búp chất lượng cao, không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn hướng tới thị trường xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho cây chè Ba Vì. Theo Quy hoạch UBND huyện Ba Vì phát triển vùng chè của huyện giai đoạn (2007-2010) và đến 2020. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp thực hiện, phấn đấu đến 2015 toàn huyện sẽ có 2000ha). Trong đó, gồm 3 tiểu vùng chè trọng điểm khác nhau là: vùng chè Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh; vùng chè Vân Hòa, Yên Bài, công ty cổ phần Việt Mông và vùng chè Minh Quang, Khánh Thượng. Mỗi tiểu vùng hình thành 1 đến 2 tổ hoặc hợp tác xã thu mua chè búp tươi để cung ứng cho các đơn vị chế biến.Công ty Cổ phần Việt Mông đã từng bước thay đổi công nghệ cũng như hoạt động sản xuất chế biến chè xuất khẩu. Nhà máy sản xuất chè của công ty hiện có công xuất chế biến đạt trên 50 tấn chè búp tươi trong ngày. Công ty là nhà sản xuất và bao tiêu sản phẩm chè Ba Vì nối tiếng với 2 loại chè là chè Mạn và chè CTC (dây chuyền sản xuất chế biến chè hiện đại). Người trồng chè và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè trên địa bàn huyện đã và đang thấy rõ hiệu quả của nó về giải quyết vấn đề lao động, việc làm cho người lao động.Trên cơ sở quy hoạch phát triển vùng chè của huyện, hiện nay UBND huyện Ba Vì và các địa phương đang tích cực chỉ đạo các cơ quan chyên môn của nhà nước tiếp tục tăng cường đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền tập huấn khoa khọc kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến chè cho người nông dân thông qua các hoạt động khuyến nông khuyến công. Đồng thời đẩy mạnh chính sách đầu tư cho thâm canh cây chè, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chế biến chè. Coi việc hình thành vùng chè tập trung là một yêu cầu cần phải được quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng tổ chức thực hiện trong phát triển kinh tế của huyện ( giai đoạn 2007 - 2010 ) và những năm tiếp theo Lộ trình quy hoạch phát triển vùng chè của huyện Ba Vì được triển khai thực hiện thuận lợi. Đặc biệt giờ đây chè búp khô Ba Vì đã có thương hiệu đang đứng vững trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường Quốc tế. Điều đó khẳng định: Phát triển cây chè là một hướng đi đúng của các nhà quản lý; nó đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo sức bền và nâng cao mức sống cho người trồng chè cũng như đời sống kinh tế xã hội của đồng bào các xã vùng dân tộc miền núi của huyện nói riêng, huyện Ba Vì nói chung.

HỒNG LỊCH

in Quay trở lại
Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc
Dự báo thời tiết
Thành phố:

28oC

Độ ẩm: 80%

Tốc độ gió: 14 km/hkm/h

Cập nhật lúc 19:17:11
ngày 2024-04-19