Thăm dò ý kiến
Theo bạn, Trang thông tin điện tử Ban Dân Tộc thành phố Hà Nội có cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động của Ban không?
Mã xác nhận

FE_View_Detail

Hiệu quả từ các chính sách dân tộc ở Quốc Oai
 

 

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km về phía Tây, huyện Quốc Oai có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống ở 21 xã, thị trấn trên địa bàn, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 3,6% gồm các dân tộc Mường, Thổ, Thái, Tày, Nùng, Cao Lan, Dao, Sándìu, Hoa, Khơme, Chăm, Hrê và Xa Phó. Đặc biệt có 2 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc và miền núi là xã Đông Xuân và Phú Mãn

Xác định công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược cơ bản và lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách lớn nhằm phát triển nhanh, toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: Chương trình 134, 135, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Quyết định 102 về hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn, Quyết định 1592 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và các chương trình, dự án giảm nghèo đối với các thôn bản đặc biệt khó khăn… Thành uỷ và UBND thành phố Hà Nội cũng ban hành Nghị quyết và Kế hoạch về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng báo dân tộc miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2013- 2015.

Trụ sở

Đảng ủy - HĐND - UBND xã Đông Xuân

Để làm tốt công tác dân tộc trên địa bàn, cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huyện Quốc Oai đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng và 2 xã vùng dân tộc miền núi tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, không ngừng chăm lo đời sống, chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống làm cho cuộc sống đồng bào dân tộc trong huyện ngày một khởi sắc. Từ năm 2009 đến nay, toàn huyện đã và đang triển khai thực hiện hơn 80 dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm, chợ, nhà văn hoá, nước sạch… cho 2 xã miền núi, với tổng kinh phí gần 1000 tỷ đồng . Riêng năm 2014, huyện tiếp tục triển khai xây dựng đề án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất cho các thôn bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định 551 của Thủ tưởng Chính phủ, với 2 nhóm chính là: nhóm hỗ trợ phát triển sản xuất và nhóm hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, tổng kinh phí trên 223 tỷ đồng. Trong đó, nhóm hỗ trợ phát triển sản xuất dự toán 13,6 tỷ đồng gồm: hỗ trợ chăn nuôi gia súc gia cầm, thuỷ sản, trồng trọt và hỗ trợ máy nông nghiệp. Đối với nhóm hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất sẽ đầu tư vào 19 dự án trên các lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông nông thôn, giáo dục, văn hoá thể thao, môi trường… với kinh phí xấp xỉ 210 tỷ đồng.

Nhiều công trình cơ sở hạ tầng hoàn thành và được đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, phục vụ tốt cho sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Năm 2014 tốc độ phát triển kinh tế của 2 xã miền núi Đông Xuân và Phú Mãn đạt 15%, bình quân thu nhập đầu người xấp xỉ 14 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo giảm đáng kể (tỷ lệ hộ nghèo xã Phú Mãn chiếm 5,4%, xã Đông Xuân 4,77%), hiện tượng du canh, du cư trong đồng bào dân tộc không còn. Đến nay cả 2 xã đã có đường ô tô vào đến tận trung tâm và các thôn bản, 100% số hộ dân có điện thắp sáng, 65% số hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Để thực hiện tốt chính sách giảm nghèo đối với 2 xã miền núi của huyện, trong 5 năm từ 2009 - 2014, huyện Quốc Oai đã tiến hành hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102 của Thủ tướng Chính phủ được tổng số 719 hộ với 2.599 nhân khẩu, tổng kinh phí hỗ trợ xấp xỉ 300 triệu đồng, đồng thời triển khai có hiệu quả chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ gia đình tại vùng khó khăn. Từ năm 2009 - 2014, đã có trên 3000 lượt hộ được vay vốn với tổng số tiền là hơn 70 tỷ đồng, mở được 12 lớp dạy nghề cho 750 học viên thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,5 - 1,8% mỗi năm, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn 2 xã từng bước được cải thiện và nâng cao, nhận thức của bà con dân bản đã được nâng lên rõ rệt, không còn những tập tục lạc hậu như trước đây nữa. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đã tạo được sự chuyển biến mạnh trong đời sống bà con. Hiện nay, tất cả các thôn đã có quy ước, hương ước được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt. Việc hiếu, hỷ được bà con dân bản tổ chức theo nếp sống văn hoá mới, đơn giản, tiết kiệm; tình trạng ăn uống linh đình kéo dài ngày không còn; số lượng thôn, hộ gia đình đăng ký và đạt danh hiệu văn hoá tăng theo từng năm. Đến nay, toàn huyện có 11/15 thôn vùng dân tộc miền núi được công nhận làng văn hoá, gần 90% hộ gia đình đạt gia đình văn hoá. Công tác phục hồi, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá bản sắc dân tộc được quan tâm. UBND huyện phê duyệt các dự án bảo tồn văn hoá dân tộc Mường, cải tạo, nâng cấp và xây mới các nhà văn hoá trên địa bàn 2 xã miền núi. Hàng năm vào dịp đầu năm mới đồng bào các dân tộc thiểu số đều tổ chức lễ hội du xuân với các nghi lễ, trang phục, trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Mường, làm khơi dậy những giá trị vốn có và lòng tự hào dân tộc trong mỗi người

Các chính sách về y tế đối với các xã miền núi của huyện được triển khai thực hiện tốt. Hàng năm việc cấp thẻ BHYT cho người dân tộc thuộc hộ nghèo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn đảm bảo đúng đối tượng và kịp thời. Các ngành chức năng thường xuyên quan tâm tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho các hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực, cả 2 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số có trường mầm non bán trú, với 8 điểm trường ở các thôn bản, 2 trường THCS, 2 trường tiểu học, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 98%, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của các nhà trường. Năm 2014 Trường Mầm non xã Phú Mãn đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia

Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc, các xã có thôn bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Quốc Oai đã tạo tiền đề cơ bản để 2 xã miền núi có những chuyển biến rõ rệt về mọi mặt. Điều quan trọng đặt ra trong tình hình hiện nay là, cần giải quyết một phần nhu cầu bức thiết về cơ sở hạ tầng ở các thôn bản đặc biệt khó khăn; đồng thời chú trọng trang bị phương tiện và kiến thức làm kinh tế, làm nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, thay đổi tập quán canh tác, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng quê hương giàu mạnh.

Minh Thu

in Quay trở lại
Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc
Dự báo thời tiết
Thành phố:

29oC

Độ ẩm: 71%

Tốc độ gió: 10 km/hkm/h

Cập nhật lúc 08:45:56
ngày 2024-04-20