Thăm dò ý kiến
Theo bạn, Trang thông tin điện tử Ban Dân Tộc thành phố Hà Nội có cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động của Ban không?



Mã xác nhận

FE_View_Detail

Bánh trứng kiến - Đặc sản ẩm thực của người Mường Ba Vì

 Bánh trứng kiến là loại bánh thường được làm trong dịp tết Thanh minh, mùng 3-3 hàng năm.

Bánh trứng kiến được gói bằng lá Vả

Bánh trứng kiến được gói bằng lá Vả

 Bánh trứng kiến là loại bánh thường được làm trong dịp tết Thanh minh, mùng 3-3 hàng năm. Bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh của loại kiến đen trong rừng. Nghe tới cái tên ai cũng có thể hình dung ra nguyên liệu của bánh, thế nhưng ít ai biết được đó là một loại bánh đặc trưng cho văn hóa ẩm thực của người Mường tại huyện Ba Vì.

       Thành phần của bánh gồm bộp nếp nương, trứng kiến và lá non của cây vả. Không giống như những loại bánh khác dùng lá chuối hay lá dong, bánh trứng kiến chỉ sử dụng lá vả để gói bánh. Chọn lá làm bánh phải chọn loại lá bánh tẻ, không quá non và không quá già. Vì nếu lá non quá, khi hấp lên bánh chín thì lá nát không cầm được bánh, còn nếu lá già quá thì bánh ăn dai không còn vị thơm của lá. Loại kiến để lấy trứng là kiến lành, làm tổ ở trên cây như cây xoan, cây quế, cây găng. Trứng kiến lớn bằng hạt gạo, có màu trắng sữa, được mang về để chế biến thành nhân bánh. Một chiếc bánh ngon phải có nhân là trứng kiến nguyên chất, chỉ cần hành phi thêm chút mỡ và muối không trộn thêm các nguyên liệu khác.
       Tuy nhiên, trứng kiến ngày càng hạn chế, mỗi tổ kiến đen chỉ cho chừng 2 đến 3 chén trứng kiến nên bà con đã cho thêm thịt lợn băm nhỏ, hành khô, vừng hay lạc rang giã nhỏ làm nhân cùng với các gia vị khác tạo vị mặn cho bánh. Lấy được loại trứng này cũng là một kỳ công và phải là người có hiểu biết và kinh nghiệm, nếu không sẽ lấy nhầm loại kiến độc gây nguy hiểm khi làm bánh. Trứng kiến đen có hàm lượng đạm cao và vị béo. Bột làm bánh là bột nếp. Có thể pha với bột gạo tẻ, chất lượng bánh sẽ ngon hơn. Bột nếp được dát mỏng vừa phải, dày cỡ nửa phân rồi áp vào lá vả non. Tiếp đến là cho trứng kiến đã xào rải đều trên mặt miếng bột, rồi cho tiếp lá vả áp trên mặt nhân trứng kiến. Bánh được hấp cách thủy khoảng 30 – 45 phút là chín. Khi ăn cũng đừng tìm cách bóc tách lá vả đi, nếu có muốn bóc cũng rất khó bởi lá sau khi được hấp chín đã dính chặt vào bánh. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến. Không ít người cảm thấy bất ngờ khi thưởng thức bánh trứng kiến, một loại bánh vô cùng thú vị, dù có thành
phần nguyên liệu lạ lùng nhưng ăn lại rất thơm và ngon miệng.

Nhân bánh làm bằng trứng kiến, sau khi được tẩm ướp gia vị

       

Mỗi món ăn đều mang hương vị đặc trưng của vùng miền đó. Với người Mường Ba Vì, để làm được món bánh này, họ phải mất cả ngày để tìm được những nguyên liệu làm nên loại bánh “đặc sản” của núi rừng nơi đây. Số lượng trứng kiến để làm bánh không nhiều nên đa số mọi người trong làng chỉ làm cho người nhà ăn, rất hiếm để bày bán. Vì vậy, bạn có thể đến với một số thôn gần chiền núi Ba Vì thuộc xã Minh Quang, Khánh Thượng vào khoảng thời gian đầu tháng 3 âm lịch hẳn sẽ có cơ hội được thưởng thức bánh trứng kiến – món ăn đậm đà hương vị núi rừng của đồng bào Mường Ba Vì.

Sưu tầm: Đỗ Văn Minh

in Quay trở lại
Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc
Dự báo thời tiết
Thành phố:

26oC

Độ ẩm: 95%

Tốc độ gió: 12 km/hkm/h

Cập nhật lúc 03:01:04
ngày 2024-04-17