Thăm dò ý kiến
Theo bạn, Trang thông tin điện tử Ban Dân Tộc thành phố Hà Nội có cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động của Ban không?



Mã xác nhận

FE_View_Detail

Nỗi niềm Đồng Ké

 Được hưởng lợi từ chính sách dành cho vùng dân tộc và miền núi, Đồng Ké cùng với toàn xã đã có nhiều khởi sắc, song vẫn còn nhiều băn khoăn, trăn trở trên đường phát triển.

 

 Đến năm 2014, xã Trần Phú (huyện Chương Mỹ) mới được công nhận là xã miền núi; còn trước đó, chỉ riêng thôn Đồng Ké thuộc diện này. Được hưởng lợi từ chính sách dành cho vùng dân tộc và miền núi, Đồng Ké cùng với toàn xã đã có nhiều khởi sắc, song vẫn còn nhiều băn khoăn, trăn trở trên đường phát triển.

Tiếp chuyện chúng tôi là Trưởng thôn Nguyễn Viết Đăng còn rất trẻ, sinh năm 1978. Anh cho biết: Thôn có diện tích tự nhiên trên 5km2, trong đó đất canh tác 20ha. Toàn thôn có 141 hộ với số dân là 662 người; trong đó, người dân tộc Mường chiếm 82,7%, còn lại là người Kinh, người Tày và người Sán Dìu. Toàn thôn còn 13/141 hộ nghèo, 23/141 hộ cận nghèo. Khó khăn lớn nhất là diện tích canh tác đã bị thu hẹp lại rất nhiều. Trưởng thôn Nguyễn Viết Đăng nêu ra một con số rất đáng lưu ý: Ở thời điểm năm 1993 bình quân đất canh tác được 360m2/người nhưng đến nay, có đến 17 hộ không còn đất sản xuất; bên cạnh đó, nhiều hộ chỉ còn rất ít đất canh tác. Thanh niên không có đất làm ruộng, phải tự lo chuyển đổi việc làm. Một số người làm nông nghiệp theo thời vụ thì khi hết vụ cũng phải tìm việc khác để có thêm thu nhập. Tình trạng dư thừa lao động ở Đồng Ké cũng là tình trạng chung ở nhiều vùng nông thôn khác, trong đó có vùng dân tộc và miền núi. Đáng nói là địa phương, cả cấp thôn, xã và cấp huyện, cho đến nay vẫn chưa có giải pháp nào thực sự hữu hiệu để giải quyết tình trạng này.

Về đường hướng phát triển kinh tế-xã hội của thôn Đồng Ké, xã Trần Phú nói riêng và vùng dân tộc, miền núi nói chung, Trưởng thôn Nguyễn Viết Đăng thẳng thắn bộc bạch tâm sự: “Những năm qua, nhờ chính sách ưu tiên đầu tư của Nhà nước, vùng dân tộc và miền núi đã có nhiều đổi thay tích cực. Ngay như Đồng Ké cũng có nhiều công trình lớn được xây dựng như Nhà văn hoá thôn, Trường mầm non, cứng hoá kênh mương nội đồng…, nhưng để tiếp tục đi lên thì còn nhiều việc phải giải quyết, phải tìm ra điểm mấu chốt để “gỡ” trước”.

Như chạm đến vấn đề thường xuyên nung nấu, Trưởng thôn Nguyễn Viết Đăng khẳng định: “Vấn đề quan trọng nhất và trước hết vẫn là khai thông tư duy và phải bắt đầu từ đội ngũ cán bộ. Cán bộ phải chuyển biến trước, đi trước làm gương rồi mới phát động người dân làm theo được. Định hướng phát triển cho người dân là rất cần thiết, nhưng cũng cần phải có giải pháp cụ thể. Chuyện cho cần câu hay cho con cá, nói lâu rồi nhưng trong thực tế cần có giải pháp phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của từng địa phương”.

Trong câu chuyện dài, Trưởng thôn Nguyễn Viết Đăng đưa ra một vài ví dụ rất đáng để suy nghĩ, liên quan đến việc phát huy nội lực tại chỗ. Nhiều người ở Đồng Ké trước đây có “của ăn của để”, là chủ nợ, cho người thiên hạ vay giống vốn để làm ăn. Nhưng, một số năm sau, chính những người Đồng Ké phải đi làm thuê cho những người thiên hạ từng là con nợ của mình. Hoá ra, trong khi thiên hạ phát triển kinh tế rất nhanh và rất mạnh thì mình lại giậm chân tại chỗ, cũng tức là thụt lùi so với người ta. Hay như việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Mường, nếu cứ để tiếp diễn tình trạng địa phương tự lo thì rất khó đạt được mục tiêu đề ra. Thôn có 2 đội cồng chiêng (đội già có 18 người, đội trẻ có 12 người), đội sáo, nhị có 3 người. Các đội hoạt động hoàn toàn dựa trên tinh thần tự giác, tự nguyện, yêu thích văn hoá nghệ thuật của các “nghệ sĩ không chuyên”. Địa phương chỉ hỗ trợ được phần mua sắm nhạc cụ. Ngay cả trang phục dân tộc thì diễn viên cũng phải tự lo; về sau, họ đã cải biên làm giảm đi nét dáng dân tộc, làm phai nhạt bản sắc văn hoá Mường… Vẫn còn nhiều việc mà người cán bộ nơi đây trăn trở.

Về Đồng Ké, chúng tôi ghi nhận những nỗ lực tự thân của cán bộ và đồng bào các dân tộc nơi đây. Họ đã cố gắng vượt mình, không ngừng vươn lên để tiếp tục trụ vững trên địa bàn còn nhiều gian khó. Cũng tại nơi đây, còn nhiều vấn đề cho thấy, câu chuyện phát triển kinh tế-xã hội ở vùng dân tộc và miền núi vẫn còn là một câu chuyện dài. Trên con đường phát triển theo hướng bền vững, các cấp, các ngành cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa để giúp địa phương có những giải pháp phù hợp với thực tiễn. Trong yêu cầu chung về chuyển đổi cơ cấu kinh tế và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, cần tạo ra bước đột phá trong sản xuất, kinh doanh; nâng cao trình độ canh tác, năng suất và sản lượng cây trồng, 

Minh Hải

in Quay trở lại
Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc
Dự báo thời tiết
Thành phố:

27oC

Độ ẩm: 72%

Tốc độ gió: 12 km/hkm/h

Cập nhật lúc 15:27:37
ngày 2024-03-28