Thăm dò ý kiến
Theo bạn, Trang thông tin điện tử Ban Dân Tộc thành phố Hà Nội có cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động của Ban không?
Mã xác nhận

FE_View_Detail

Tác hại của ma túy đối với cuộc sống con người
 

 Tệ nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa lớn của nhân loại. Hậu quả do tệ nạn ma túy gây ra rất nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng, làm tổn hại sức khỏe của một bộ phận nhân dân, đồng thời là nguyên nhân làm phát sinh các loại tội phạm, đe dọa sự ổn định, phồn vinh và sự trường tồn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.  


Ngày 26/6/1988, tại trụ sở của Liên Hợp Quốc, Ủy ban Quốc tế về phòng chống ma túy (UNODC) đã tổ chức một cuộc mít tinh kéo dài trong hơn 2 giờ để kêu gọi mọi người tích cực phòng, chống ma túy. Kể từ đó, ngày 26/6 hàng năm được Liên Hợp Quốc chọn làm “Ngày Thế giới phòng, chống ma túy”. Hưởng ứng quyết định của Liên Hiệp Quốc, trong những năm qua các quốc gia trên thế giới đã có nhiều hình thức, biện pháp tăng cường các hoạt động phòng, chống, bài trừ tệ nạn buôn bán và sử dụng ma túy.

Tại Việt Nam, theo Quyết định số 93/2001/QĐ-TTg ngày 13/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm lấy tháng 6 là “Tháng hành động phòng, chống ma túy” và ngày 26/6 là “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy” nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về công tác phòng, chống ma túy và tác hại của tệ nạn ma túy để tự phòng, chống làm giảm tệ nạn ma túy trong đời sống xã hội. Từng bước đẩy lùi và xóa bỏ tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội, tạo môi trường lành mạnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội.  Đồng thời, thông qua đó phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách mới trong công tác cai nghiện ma túy, điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, cổ vũ, động viên tấm gương của những người cai nghiện thành công, các mô hình hỗ trợ người nghiện có hiệu quả tại cộng đồng. Tăng cường công tác tuyên truyền với phương châm hướng về cơ sở, dựa vào cộng đồng, chú trọng tuyên truyền, giáo dục về tác hại của các loại ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp và các chất hướng thần.

Ở nước ta, những năm gần đây tình trạng nghiện hút, tiêm chích và buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn. Người sử dụng ma tuý tiêu tốn nhiều tiền bạc. Khi đã nghiện, người nghiện luôn có xu hưởng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị kiệt quệ về kinh tế. Về nhân cách, sử dụng ma tuý làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè. Khi đã lệ thuộc vào ma tuý thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma tuý, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu bức bách về ma tuý của bản thân, họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người, miễn là có tiền mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện. Hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp. Họ là những người bị tha hoá về nhân cách, gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình.

Với xã hội, hàng năm, Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Ma túy cũng làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng; ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du dịch; Ma tuý là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự (trộm, cướp, buôn bán ma túy, buôn bán người, khủng bố...); là nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các tệ nạn xã hội khác (mại dâm, cờ bạc...).

Vì vậy, việc phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma tuý; tham gia triệt phá cây có chứa chất ma tuý do chính quyền địa phương tổ chức.

Để làm tốt công tác phòng, chống ma túy góp phần làm giảm số lượng người nghiên ma túy ở địa phương mỗi người dân cần nâng cao nhận thức về tác hại của các loại ma túy, đề cao tinh thần cảnh giác trước các thủ đoạn của tội phạm ma túy như: Kích thích tính tò mò, khuyến mãi dùng thử rồi nghiện; Lôi kéo ăn chơi, sành điệu của một số gia đình khá giả về kinh tế; Sử dụng người nghiện lôi kéo, dụ dỗ người khác cùng nghiện với những chiêu trò thưởng hậu hĩnh, giả tạo; Lợi dụng hoàn cảnh gia đình khó khăn kiếm tiền để mưu sinh cuộc sống mà lợi dụng họ vào buôn bán, vận chuyển ma túy trái pháp luật.

Gia đình là tế bào của xã hội có vai trò quan trọng, quyết định trong công tác phòng, chống ma túy, do đó mỗi gia đình cần tích cực giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma túy. Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh; Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma túy của thân nhân và của người khác; Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện; Phát hiện, cung cấp nhanh chống các thông tin về tệ nạn ma túy cho cơ quan Công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền; Phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma túy; tham gia triệt phá cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức./.

Một số hình ảnh về ma túy:




Hoàng Đức

in Quay trở lại
Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc
Dự báo thời tiết
Thành phố:

34oC

Độ ẩm: 54%

Tốc độ gió: 15 km/hkm/h

Cập nhật lúc 13:21:38
ngày 2024-04-19