Thăm dò ý kiến
Theo bạn, Trang thông tin điện tử Ban Dân Tộc thành phố Hà Nội có cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động của Ban không?



Mã xác nhận

FE_View_Detail

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tiếp Đoàn đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thành phố Hà Nội
 

 Chiều ngày 14/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã tiếp Đoàn đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng gặp mặt Đoàn đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thành phố Hà Nội


Cùng dự buổi tiếp có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Hà Ngọc Chiến; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản; Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Huyền Mai; cùng lãnh đạo Ban Dân tộc thành phố Hà Nội.


Trưởng Ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Tất Vinh báo cáo về tình hình dân tộc, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc và việc phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô

Báo cáo với lãnh đạo Quốc hội, Trưởng Ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Tất Vinh cho biết: Được sự quan tâm của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội, buổi sáng, Ban Dân tộc Thành phố đã đưa các đại biểu người có uy tín đi Báo công trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm quan Khu di tích Phủ Chủ tịch. Chiều tối Đoàn dự buổi gặp mặt với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc. Ngày 15/11, Đoàn đại biểu người có uy tín dự Hội nghị tổng kết chính sách đối với người có uy tín và biểu dương người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội năm 2018.


  • Hiện nay, trên địa bàn thủ đô Hà Nội, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã với trên 92.000 người, thuộc 50 thành phần dân tộc, chiếm 0,92% dân số toàn Thành phố. Đồng bào dân tộc thiểu số của Thủ đô cư trú tập trung theo cộng đồng tại 153 thôn, thuộc 14 xã của 5 huyện là Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức, chiếm 57,4% người dân tộc thiểu số trong toàn Thành phố, trong đó chủ yếu là người Mường và người Dao.


Các đại biểu người có uy tín của thủ đô Hà Nội tại buổi tiếp


Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng DTTS bình quân hàng năm đạt trên 12%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/năm, có xã đạt 40 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; 100% xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã, trên 60% đường trục thôn được bê tông hóa. Hệ thống thủy lợi từng bước đáp ứng yêu cầu cơ bản của sản xuất và dân sinh, trong đó trên 50% kênh mương được kiên cố hóa; 100% số hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt và từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất; 100% số xã đã có điểm bưu điện, 100% các thôn có đường dây điện thoại, mạng lưới Internet đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Hiện nay Thành phố không còn thôn, xã đặc biệt khó khăn, có 10 xã thuộc khu vực I, 4 xã thuộc khu vực II, đã có 07/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới.


Để đạt được kết quả đó, ngoài sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự cố gắng tham mưu tích cực của Ban Dân tộc Thành phố, còn có phần đóng góp tích cực của người có uy tín trong đồng bào DTTS Thủ đô. Người có uy tín đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm thực sự là “chỗ dựa” quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Vận động người dân ở các thôn thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc; đấu tranh phóng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, góp phần giữ gìn an ninh trật tự của địa phương.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng chụp ảnh lưu niệm với Đoàn đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thành phố Hà Nội


Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tặng quà các đại biểu người có uy tín thủ đô Hà Nội

Đặc biệt trong phát triển kinh tế, nhiều người đã gương mẫu đi đầu thực hiện các mô hình sản xuất mới phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tích cực vận động đồng bào hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó, đã giúp nhiều gia đình áp dụng thành công mô hình kinh tế trang trại, từ đó không những thoát nghèo mà còn trở nên khá giả.


Ghi nhận công lao đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng DTTS miền núi Thủ đô, Ban Dân tộc thành phố Hà Nội hàng năm đều tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng người có uy tín tiêu biểu, xuất sắc. Năm 2018, biểu dương khen thưởng 42 người có uy tín tiêu biểu xuất sắc có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh, trật tự tại địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô.


Thay mặt cán bộ, công chức Ban Dân tộc Hà Nội và những người có uy tín trong đồng bào DTTS Thủ đô, Trưởng Ban Dân tộc thành phố Hà Nội khẳng định với đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, mỗi cán bộ, công chức Ban Dân tộc Hà Nội sẽ thường xuyên quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc; bám sát thực tế ở cơ sở để tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Thành phố ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS; từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển giữa vùng dân tộc, miền núi và vùng đồng bằng, đô thị. Cán bộ, công chức Ban Dân tộc Hà Nội không ngừng nâng cao trình độ, năng lực công tác, chủ động, sáng tạo phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Đồng thời, những người có uy tín trên địa bàn Thủ đô luôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định Thành phố, gương mẫu đi đầu các phong trào thi đua ở địa phương, tăng cường đoàn kết thống nhất, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng bền chặt.


Mang theo những tâm tư, nguyện vọng của đồng bào từ các thôn, làng xa xôi Thủ đô Hà Nội gửi gắm, các đại biểu đã phát biểu bày tỏ niềm vui, niềm vinh dự khi được về Thủ đô vào lăng viếng Bác, được lãnh đạo Quốc hội tiếp và bày tỏ tình cảm trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của thành phố Hà Nội để đồng bào ở các thôn, làng khó khăn có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.



Bà Nguyễn Thị Huê, dân tộc Mường, người có uy tín thôn Gốc Báng, xã An Phú, huyện Mỹ Đức phát biểu bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với lãnh đạo Quốc hội



Ông Lý Văn Phủ, dân tộc Dao, người có uy tín thôn Yên Sơn, xã Ba Vì phát biểu tại buổi gặp mặt


  • Lắng nghe những ý kiến phát biểu của các đại biểu, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu khẳng định: Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đánh giá cao thủ đô Hà Nội trong triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết về công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước. Hà Nội đã có Nghị quyết sâu sắc về thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, đã năng động, sáng tạo, đi đầu thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc; luôn quan tâm, chăm lo thiết thực đến việc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

  • Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, từ năm 2013, Chi bộ Vụ Dân tộc thuộc Văn phòng Quốc hội đã kết nghĩa với Đảng bộ xã Ba Vì, huyện Ba Vì, là đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ Vụ Dân tộc nên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đã thường xuyên đến với đồng bào vùng dân tộc, miền núi Thủ đô, có sự gắn bó, hiểu sâu nắm kỹ đời sống của đồng bào dân tộc; trao đổi kinh nghiệm và lắng nghe ý kiến của nhân dân, để từ đó nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, lãnh đạo Quốc hội đã có những tác động, tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện một số chính sách dân tộc, góp phần vào sự phát triển, đi lên ở các địa phương vùng dân tộc, miền núi Thủ đô. Đặc biệt, từ cách làm của Hà Nội để xây dựng chính sách dân tộc nhằm lan tỏa trong cả nước.

  • Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ là phải gần dân, nghe dân và nắm tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Do đó, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn Hà Nội cần tiếp tục chỉ đạo, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc; tiếp tục quán triệt, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Đồng thời bám sát đặc thù, phát huy kinh nghiệm của Thành phố để hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu. Bên cạnh đó, việc giao lưu và giao thoa văn hóa trong cộng đồng các dân tộc là quan trọng, có yếu tố quyết định đến sự trường tồn của nền văn hóa dân tộc. Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp cần chú trọng công tác tổng kết những mô hình tốt để tiếp tục rút kinh nghiệm, từ đó đẩy mạnh công tác chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt những xã khó khăn.

  • Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng đánh giá cao vai trò của những người có uy tín, những người gương mẫu trong việc thực hiện và tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, cùng đồng bào thoát nghèo vươn lên làm giàu. Đồng thời, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp chú trọng xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở cơ sở như người có uy tín, trưởng thôn và tạo cơ chế chính sách, khen thưởng kịp thời. Tăng cường phát huy vai trò của người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn Thủ đô.
  • Đó là lực lượng nòng cốt để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào cuộc sống và là những người gương mẫu đi đầu trong phát triển sản xuất, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, góp phần hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở địa phương./.

Kim Nguyên

in Quay trở lại
Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc
Dự báo thời tiết
Thành phố:

23oC

Độ ẩm: 85%

Tốc độ gió: 13 km/hkm/h

Cập nhật lúc 20:30:52
ngày 2024-03-29