Thăm dò ý kiến
Theo bạn, Trang thông tin điện tử Ban Dân Tộc thành phố Hà Nội có cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động của Ban không?



Mã xác nhận

FE_View_Detail

Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng, đảm bảo các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số.
 

         1. Về thuật ngữ “Dân tộc thiểu số”       

        “Dân tộc thiểu số” trong tiếng Anh là: Ethnic minorities, thuật ngữ thường dùng để chỉ những người thuộc các dân tộc (tộc người) có dân số ít hơn so với dân tộc đa số. Hiện nay, các nước trên thế giới quan niệm về dân tộc thiểu số khác nhau; Một số quốc gia chỉ tiến hành xác định, phân biệt giữa dân tộc đa số, chủ thể đang sinh sống trên đất nước họ với các công dân thuộc các nước khác, chủ yếu là người nhập cư, xin được định cư.

        Theo các nhà dân tộc học, để xác định một dân tộc, cần dựa vào 3 tiêu chí cơ bản là: Có chung ngôn ngữ, đặc điểm văn hóa và ý thức tự giác tộc người. Năm 1979, Tổng cục Thống kê chính thức công bố Danh mục thành phần các dân tộc nước ta gồm 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số, 53 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số.

        Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

        2. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và đảm bảo các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

        Đảng Cộng sản Việt Nam xác định công tác dân tộc, đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, mang tính chất chiến lược; Các quan điểm cơ bản, nhất quán này được thể hiện trong văn kiện của Đảng như: Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI làĐoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau”; liên tục và nhất quán qua các kỳ đại hội của Đảng, đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”; Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định: “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số”.

        Hiến pháp đầu tiên ở nước ta năm 1946 đã khẳng định: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Các Hiến pháp tiếp theo thể hiện nhất quán nguyên tắc quan trọng này và đến Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định sâu sắc nguyên tắc này tại Điều 5: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt; Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình; Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

        Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, vì thế việc đảm bảo các quyền của các dân tộc thiểu số, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số là bản chất tốt đẹp của chế độ, nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, công tác dân tộc ở nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng; Đồng bào các dân tộc thiểu số được hưởng các quyền bình đẳng như dân tộc Kinh, đại biểu là người các dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 17,4% tổng số đại biểu Quốc hội khóa XIV; Qua các thời kỳ, nhiều đại biểu ưu tú là đồng bào dân tộc thiểu số đã tham gia, giữ vị trí lãnh đạo cấp cao trong hệ thống chính trị, tiêu biểu là: Đồng chí Nông Đức Mạnh, dân tộc Tày, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Đồng chí Tòng Thị Phóng, dân tộc Thái, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

        Trong những năm qua thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc, Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội đã phát huy vai trò làm chủ, đảm bảo đầy đủ các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng;

Nổi bật là: Cơ cấu kinh tế các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, bình quân đạt trên 28 triệu đồng/người/năm, có xã đạt trên 40 triệu đồng/người/năm.

        Kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm được tập trung đầu tư: 100% xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã, trên 60% đường trục thôn được bê tông hóa; trên 60% kênh mương được kiên cố hóa; 100% số hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt; 100% số xã đã có điểm bưu điện, 100% các thôn có đường dây điện thoại, mạng lưới Internet đến từng thôn đảm bảo quyền tiếp cận thông tin và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc; 100% các xã dân tộc thiểu số và miền núi có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 100% trạm y tế xã có bác sỹ và đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu của người dân; Đồng bào dân tộc thiểu sổ thuộc diện hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được khám chữa bệnh miễn phí; Các cơ sở giáo dục và trường học được nâng cấp khang trang, đã có 33/62 trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm 53,22%; Các hoạt động thể thao, văn hóa truyền thống như: Bắn nỏ, đẩy gậy, hát sắc bùa, cồng chiêng, hát đang, mo, mỡi, múa Mường cổ...được khôi phục và phát huy; Vùng miền núi, dân tộc của Thành phố đến nay không còn thôn, xã đặc biệt khó khăn, đã có 50% số xã dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô đạt chuẩn nông thôn mới.    

        3. Lời kết

        Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc nước ta đã kề vai sát cánh chế ngự thiên tai, chống giặc ngoại xâm, xây dựng nên non sông đất nước hôm nay. Cộng đồng dân tộc đa số và dân tộc thiểu số sống đan xen, đoàn kết, thống nhất thành dân tộc Việt Nam.

        Nhờ đường lối đúng đắn của Đảng ,bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta về chính sách dân tộc, hiện nay quyền của đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô cũng như trên cả Nước được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện, nâng cao. Đồng bào các dân tộc Việt Nam luôn một lòng tin tưởng vào đường lối, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước, chung sức giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng cuộc sống ngày càng giàu, đẹp, hạnh phúc./.

                                                                                               

Biểu dương học sinh, sinh viên DTTS Thủ đô xuất sắc

Khám, tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS Thủ đô

                  

Lễ cấp sắc của người Dao Ba Vì

.

Một số hình ảnh của đồng bào DTTS tham gia Hội thi thể thao.

Văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường


Lê Hưng

in Quay trở lại
Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc
Dự báo thời tiết
Thành phố:

26oC

Độ ẩm: 79%

Tốc độ gió: 8 km/hkm/h

Cập nhật lúc 13:40:55
ngày 2024-03-29