Thăm dò ý kiến
Theo bạn, Trang thông tin điện tử Ban Dân Tộc thành phố Hà Nội có cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động của Ban không?



Mã xác nhận

FE_View_Detail

Hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác dân tộc tại tỉnh Lào Cai
 

 Ngày 26/4/2019, tại tỉnh Lào Cai đã diễn ra Hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác dân tộc giữa Ban Dân tộc các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh bạn lần thứ nhất, năm 2019.

                                                    
    Toàn cảnh Hội nghị

  • Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Quang Đức, vụ trưởng vụ Địa phương I, Ủy ban Dân tộc; đồng chí Lý Seo Dìn, ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận tỉnh Lào Cai; đại diện các vụ: Chính sách, Tuyên truyền ...thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh Lào Cai và lãnh đạo, công chức Ban Dân tộc các tỉnh: Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, thành phố Hà Nội. 

  • Theo báo cáo, khu vực Tây Bắc có diện tích tự nhiên trên 5,6 ha và trên 4,5 triệu dân, là địa bàn sinh sống của hơn 30 dân tộc khác nhau như: Tày, Thái, Kinh, Mường, Mông, Dao... , cơ cấu dân số vùng nông thôn miền núi chiếm 86%. Đây cũng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, đời sống văn hóa, phong tục tập quán đa dạng, phong phú, giàu bản sắc riêng của đồng bào các dân tộc. Trong những năm qua, công tác dân tộc tại vùng Tây Bắc luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Ủy ban Dân tộc, các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương và sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành và sự tham gia tích cực về mọi mặt của các tầng lớp nhân dân. Theo thống kê, đến nay có 118 chính sách, trong đó 54 chính sách trực tiếp và 64 chính sách gián tiếp cho đồng bào các dân tộc thiểu số đã được triển khai, thực hiện, nhất là tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.

  • Tuy nhiên tình hình thực hiện công tác dân tộc trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế, kinh tế- xã hội vùng dân tộc phát triển chưa đồng đều, nhiều vùng còn rất khó khăn, đầu tư hiệu quả chưa cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác, phát huy. Việc triển khai một số chính sách dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tiến độ còn chậm như: Hợp phần dự án phát triển sản xuất của Chương trình 135; các mục tiêu hỗ trợ tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg; Quyết định 2086/QĐ-TTg, Quyết định 498/QĐ-TTG... khối lượng thực hiện còn chậm tiến độ, tỷ lệ giải ngân thanh toán đạt thấp so với chỉ tiêu kế hoạch giao, đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm phát triển kinh tế, còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Các cấp ngành tại địa phương chưa có các biện pháp giảm nghèo và thoát nghèo một cách hiệu quả và bền vững.

  •   Thảo luận tại hội nghị đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc các tỉnh đã trao đổi một số nội dung liên quan đến kinh nghiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác dân tộc, công tác cải cách hành chính, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao trong cho đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, đề án, dự án , mô hình thí điểm đầu tư phát triển KTXH đặc thù; tổ chức thực hiện các chính sách, đề xuất các chủ trương, biện pháp để giải quyết các vấn đề xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, di cư, công tác tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đối với đồng bào các DTTS; trao đổi trong thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số....

  • Chia sẻ những kinh nghiệm trong thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc. Đại diện Ban Dân tộc thành phố Hà nội đã cung cấp cho các đại biểu về công tác tham mưu với Thành ủy, HĐND-UBND thành phố Hà Nội ban hành các giải pháp thực hiện các chính sách và công tác dân tộc, đặc biệt là Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề, UBND Thành phố ban hành 02 Kế hoạch về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô, qua đó dành gần 3000 tỷ đồng đầu tư phát triển tạo nên diện mạo nông thôn miền núi thay đổi nhanh chóng, thu nhập bình quân đầu người tăng bình quân đạt trên 30 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh còn 5,94%, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định, đồng bào phấn khởi ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

                                                                 
                               Ban Dân tộc các tỉnh Tây Bắc ký kết chương trình phối hợp

Tại hội nghị Ban Dân tộc các tỉnh Tây Bắc đã ký kết chương trình phối hợp công tác năm 2019 và bàn giao đơn vị đăng cai tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác dân tộc năm 2020 cho Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang.


Tin và ảnh: Thanh Hà

in Quay trở lại
Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc
Dự báo thời tiết
Thành phố:

26oC

Độ ẩm: 89%

Tốc độ gió: 9 km/hkm/h

Cập nhật lúc 17:55:40
ngày 2024-03-28