Thăm dò ý kiến
Theo bạn, Trang thông tin điện tử Ban Dân Tộc thành phố Hà Nội có cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động của Ban không?



Mã xác nhận

FE_View_Detail

Các dân tộc huyện Mỹ Đức đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển, tập trung giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới
 

  Đó là chủ đề của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Mỹ Đức lần thứ II năm 2019 được tổ chức ngày 25/6/2019. Dự Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Tất Vinh - Trưởng Ban Dân tộc thành phố Hà Nội, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội Thành phố; Nguyễn Phúc Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc thành phố Hà Nội, Thành viên Ban Chỉ đạo Đại hội, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Đại hội Thành phố; Nguyễn Thanh Bình - Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội - HĐND Thành phố; các đồng chí Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Mỹ Đức cùng 105 đại biểu tiêu biểu đại diện cho trên 6.500 người dân tộc thiểu số với 19 thành phần dân tộc trên địa bàn huyện.


Theo báo cáo tại Đại hội, xã An Phú là xã dân tộc, miền núi có 13 thôn, tổng dân số là 8.841 người trong đó có 5.579 người là dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Mường chiếm 63%. Các chính sách về phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc, miền núi của huyện chỉ tập trung vào xã An Phú. Trong giai đoạn 2015-2018, huyện Mỹ Đức được phê duyệt 27 dự án bao gồm giao thông, thủy lợi, văn hóa, giáo dục với tổng kinh phí hơn 400 tỷ đồng theo Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 15/7/2016 của UBND Thành phố. Bên cạnh đó, huyện đã mở các lớp đào tạo nghề cho gần 1.000 học viên, bình quân mỗi năm giải quyết cho trên 300 lao động có việc làm. Triển khai thực hiện Đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” đã thành lập 06 đội cồng chiêng, 2 đội nhạc cụ dân tộc, 2 câu lạc bộ hát dân ca Mường; mua sắm 6 bộ cồng chiêng, 2 bộ nhạc cụ dân tộc và 110 bộ trang phục dân tộc; tổ chức 6 lớp tập huấn đánh cồng chiêng, đánh nhạc cụ dân tộc và hát dân ca Mường. Nhờ thực hiện tốt các chương trình, dự án chính sách dân tộc, tình hình kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đã mạnh dạn vay vốn chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Lĩnh vực giáo dục cũng được nâng lên, văn hóa truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy. Việc khám chữa bệnh cho người nghèo cũng được quan tâm. Đến hết năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 29%; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 23 triệu/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 12,9% (theo tiêu chí nghèo mới); đạt 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; đạt 100% tiêu chí quốc gia về y tế; 92% hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; 100% đường liên xã, liên thôn được bên tông hóa; 40% hệ thống thủy lợi, kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp được cứng hóa; 100% thôn có nhà văn hóa phục vụ sinh hoạt cộng đồng; 89,5% số hộ đạt gia đình văn hóa; 10/13 thôn được công nhận làng văn hóa...


Phát huy kết quả đạt được và khắc phục những khó khăn, tồn tại trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, trong thời gian tới, huyện Mỹ Đức định hướng tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách của Trung ương, của Thành phố cũng như địa phương, góp phần hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển toàn diện về kinh tế-xã hội, văn hóa, giáo dục. Trong đó, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ đó là hoàn thành các dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, chính sách, đề án đã được phê duyệt mà trọng tâm là Kế hoạch số 138/KH-UBND của UBND Thành phố và các chính sách đặc thù cho vùng dân tộc, miền núi; Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng chuyên canh, sản xuất tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa gắn với thị trường phù hợp với điều kiện lợi thế địa phương. Phát triển mạnh du lịch, dịch vụ, với nhiều loại hình như: Du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa cồng chiêng...; Quan tâm công tác đào tạo, giới thiệu, giải quyết việc làm; thực hiện tốt các chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn vùng dân tộc miền núi; đẩy mạnh công tác giảm nghèo, nâng cao mức sống, hưởng thụ về tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung mọi nguồn lực, đảm bảo hoàn thành về đích nông thôn mới năm 2024; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; Tập trung tuyên truyền các quan điểm, chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước đến các tầng lóp nhân dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đổng bào có đạo để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân góp phần xây dựng vững chắc khối đại đoàn các dân tộctrên địa bàn huyện; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác dân tộc, thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên địa bàn huyện. Quan tâm chỉ đạo xây dựng cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Phát huy tốt vai trò của cán bộ, đảng viên là người dân tộc thiểu số, đồng thời chú trọng phát triển đảng viên mới trong đồng bào dân tộc; tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người có uy tín trong đồng bào tích cực tham gia phong trào yêu nước, các hoạt động xã hội, kịp thời biểu dương những việc làm tốt.


Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Tất Vinh - Trưởng Ban Dân tộc thành phố Hà Nội, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội Thành phố ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực tổ chức thực hiện hiệu quả công tác dân tộc của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mỹ Đức trong những năm qua. Nhất là việc thực hiện các kế hoạch của UBND Thành phố về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc. Đề cập đến nhiệm vụ trong giai đoạn tới của địa phương, đồng chí Nguyễn Tất Vinh lưu ý, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mỹ Đức tuy giảm, thu nhập bình quân đầu người tăng nhưng xã An Phú huyện Mỹ Đức vẫn là địa phương có thu nhập đầu người thấp so với bình quân chung của 14 xã dân tộc, miền núi. Do đó, Mỹ Đức phải xác định công tác giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên. Huyện cần có giải pháp giảm nghèo căn cơ và triển khai quyết liệt; các cấp ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cần xây dựng kế hoạch giảm tỷ lệ hộ nghèo cụ thể, phát huy vai trò người đứng đầu; phân công cụ thể trong tổ chức thực hiện.


Dịp này, Chủ tịch UBND Thành phố tặng Bằng khen cho 01 tập thể, 03 cá nhân; Trưởng Ban Dân tộc tặng Giấy khen cho 01 tập thể 06 cá nhân; Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen cho 5 tập thể, 26 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2014-2019./.

Đại hội thông qua Quyết tâm thư, thống nhất chọn 17 đại biểu đi dự Đại hội đại biểu dân tộc thiểu số Thành phố lần thứ III, dự kiến tổ chức vào tháng 9/2019./.


Một số hình ảnh tại Đại hội:



Đồng chí Nguyễn Tất Vinh - Trưởng Ban Dân tộc thành phố Hà Nội phát biểu và tặng hoa chúc mừng Đại hội



Đồng chí Bạch Liên Hương - Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức phát biểu tại Đại hội



Đồng chí Nguyễn Thanh Bình - Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội - HĐND Thành phố trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố cho các tập thể, cá nhân



Đồng chí Nguyễn Tất Vinh - Trưởng Ban Dân tộc Thành phố và đồng chí Nguyễn Phúc Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc Thành phố trao tặng Giấy khen cho các cá nhân



Đồng chí Bạch Liên Hương - Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức trao tặng Giấy khen cho các cá nhân



Đồng chí  Đặng Văn Triều, Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức trao tặng Giấy khen cho các cá nhân



Đồng chí Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức trao tặng Giấy khen cho các cá nhân




Các đại biểu dự Hội nghị

Các tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội


Kim Nguyên - Mai Phương

in Quay trở lại
Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc
Dự báo thời tiết
Thành phố:

27oC

Độ ẩm: 71%

Tốc độ gió: 12 km/hkm/h

Cập nhật lúc 15:10:31
ngày 2024-03-28