Thăm dò ý kiến
Theo bạn, Trang thông tin điện tử Ban Dân Tộc thành phố Hà Nội có cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động của Ban không?
Mã xác nhận

FE_View_Detail

Một số vướng mắc trong việc xây dựng và thực hiện chính sách Dân tộc
 

  Công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Năm 2015, các chính sách dân tộc (của cả Trung ương và Thành phố) đều được Ban Dân tộc Thành phố và UBND các huyện vùng đồng bào DTTS triển khai đồng bộ, đảm bảo kịp thời, đúng qui định. Những kết quả đã đạt được trong công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn thành phố Hà Nội đã góp phần làm thay đổi đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở  vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc thời gian qua vẫn còn một số vướng mắc, tồn tại cụ thể sau:

1. Một số  vướng mắc, tồn tại trong việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc.

- Về nội dung chính sách:

+ Có chính sách còn trùng lắp về địa bàn và đối tượng thụ hưởng nên khó khăn cho việc chỉ đạo và triển khai thực hiện như: thực hiện Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg, qua thực tiễn tổ chức thực hiện cho thấy thiếu hiệu quả do mức hỗ trợ quá ít, không có tác dụng hỗ trợ sản xuất, không những thế còn tạo tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, không phát huy được năng lực tự thân.

+ Một số chính sách mới chỉ chú trọng đến hỗ trợ, đầu tư trực tiếp (trợ cước, trợ giá), chưa chú trọng đến chiến lược lâu dài (phát triển thị trường, kết nối sản phẩm, phân vùng sản xuất, phát triển sản xuất hàng hóa tập trung...). Nội dung chính sách chưa đồng bộ, chưa được kết nối thống nhất, chưa quan tâm đến công tác nghiên cứu, quản lý thị trường.

+ Các chương trình, chính sách đào tạo nghề cho vùng DTTS được tổ chức nhiều nhưng chưa hiệu quả do chưa gắn với nhu cầu thực tiễn, thời gian đào tạo ngắn nên hiệu quả không cao. 

+ Chính sách trợ giá, trợ cước không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay (giao thông phát triển nên việc mua hàng hóa dễ dàng, các thôn, bản đều đã có điện nên không phải dùng dầu thắp sáng cho sinh hoạt nữa).

- Về cơ chế thực hiện chính sách:

Việc xây dựng các chính sách còn mang tính nhiệm kỳ, ngắn hạn, chính sách thường có mục tiêu lớn nhưng thời gian  thực hiện không tương xứng. (như: QĐ 755, QĐ 551). Việc phân công quản lý, chỉ đạo một số chính sách còn chồng chéo.  Văn bản quản lý, hướng dẫn thực hiện một số chính sách chưa kịp thời hoặc chậm được sửa đổi, bổ sung. Thiếu cơ chế khuyến khích các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt, chưa có chế tài xử lý đối với các trường hợp triển khai chậm, kém hiệu quả.

- Về nguồn lực:

Việc cân đối, bố trí vốn cho việc thực hiện các chính sách dân tộc chưa được chủ động, chưa kịp thời, chưa đảm bảo cho các mục tiêu và kế hoạch đã đặt ra.

-  Sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong xây dựng, hoạch định chính sách và phân bổ nguồn lực thực hiện chính sách chưa chặt chẽ.

2. Nguyên nhân của tồn tại.

Những tồn tại, hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, cụ thể:

- Vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi địa bàn rộng, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, dễ bị ảnh hưởng của thiên tai; điểm xuất phát thấp; các xã miền núi đều cách xa trung tâm huyện, Thành phố, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sinh sống phân tán.

- Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao; hạ tầng đã được quan tâm đầu tư song vẫn còn thấp;

- Xuất phát điểm vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thành phố thấp, nhất là về kinh tế - xã hội, giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực (trình độ dân trí còn hạn chế).

- Thủ đô Hà Nội được điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 nhưng thể chế quản lý nhà nước về công tác dân tộc của Thành phố và hệ thống chính sách dân tộc còn đang trong quá trình hoàn thiện và tiếp tục đối mới.

- Nhận thức về công tác dân tộc, vị trí, vai trò của vùng dân tộc và miền núi trong phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của Thành phố ở một số sở, ngành và quận, huyện chưa sâu sắc, chưa thực sự coi công tác dân tộc là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.

Trong tất cả các nguyên nhân trên, nguyên nhân cơ bản nhất chính là: việc tổ chức quản lý, điều hành chính sách thiếu sự tập trung, thống nhất, chưa có cơ quan đầu mối chủ trì thực hiện nên dẫn đến phân tán nguồn lực, làm giảm hiệu quả của chính sách.

3. Một số giải pháp thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian tới.

Từ thực tiễn trên, để xây dựng và thực hiện tốt chính sách dân tộc trong thời gian tới, xin đề nghị một số giải pháp sau:

3.1. Đối với Ủy ban Dân tộc

 Tổ chức rà soát hệ thống các chính sách dân tộc, từ đó  kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp.

- Đề nghị UBDT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án: “ Nâng cao vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ” để đảm bảo quyền và trách nhiệm của người có uy tín đối với cộng đồng.

3.2. Đối với thành phố Hà Nội, đề nghị:

- Ban hành Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô giai đoạn 2016 – 2020 đồng thời  tiếp tục thực hiện các dự án đã được phê duyệt tại Kế hoạch 166/KH-UBND ngày 30/11/2012 của UBND Thành phố về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Thủ đô đến 2020 để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch đã đề ra.

- Quan tâm, bổ sung, bố trí vốn để triển khai các nội dung của Đề án: “ Xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho đồng bào dân tộc Dao xã Ba Vì, huyện Ba Vì giai đoạn 2015 – 2020 và những năm tiếp theo” đã được UBND Thành phố phê duyệt tại QĐ số 5532/QĐ-UBND ngày 21/10/2015. Đây chính là giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển sản xuất bền vững, giúp xã Ba Vì, huyện Ba Vì vươn lên phát triển kinh tế và thoát ra khỏi xã đặc biệt khó khăn của Thành phố.

- Đề nghị UBND Thành phố tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển sản xuất cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhất là các xã, thôn đặc biệt khó khăn để cố gắng phấn đấu đến hết năm 2017, thành phố Hà Nội sẽ không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Để thực hiện tốt được các giải pháp trên, cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa Ban Dân tộc Thành phố với các sở, ngành có liên quan trong công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn Thủ đô; thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo, thống kê theo đúng qui định.

Nguyễn Thanh Hà – phòng CSDT

in Quay trở lại
thông báo
Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc
Dự báo thời tiết
Thành phố:

26oC

Độ ẩm: 92%

Tốc độ gió: 10 km/hkm/h

Cập nhật lúc 19:31:32
ngày 2024-05-09