Thăm dò ý kiến
Theo bạn, Trang thông tin điện tử Ban Dân Tộc thành phố Hà Nội có cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động của Ban không?
Mã xác nhận

FE_View_Detail

Phòng Dân tộc Quốc Oai tổ chức tập huấn dạy dánh Cồng Chiêng trong đồng bào dân tộc thiểu số

 Được sự nhất trí của UBND huyện Quốc Oai,  thực hiện chương trình công tác của Phòng Dân tộc nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trên địa bàntrong 3 ngày 11,12,13/01/2016, tại Nhà Văn hóa thôn Lập Thành - xã Đông Xuân, phòng Dân tộc tổ chức lớp tập huấn dạy đánh cồng chiêng trong đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quốc Oai.

 

  Dự lớp tập huấn có lãnh đạo phòng Dân tộc Quốc Oai, đại diện lãnh đạo UBND và cán bộ phụ trách công tác dân tộc ở  hai xã: Phú Mãn và Đông Xuân,  cùng hơn 40 học viên là người dân tộc thiểu số. Về dự và trực tiếp hướng dẫn là ông Bùi Thanh Bình - Giám đốc Bảo tàng Di sản văn hóa Mường.

Để bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị, đồng thời tiến hành phục hồi và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, trước mắt, cần chú trọng đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số, mở lớp truyền dạy đánh chiêng, chỉnh chiêng tại cộng đồng là vấn đề cấp thiết.

Nhận thức rõ điều đó, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quốc Oai đã quan tâm, chỉ đạo Phòng Dân tộc mua sắm cồng chiêng, mời các giảng viên, các nhà nghiên cứu sưu tầm văn hóa dân gian dân tộc Mường về dạy lý thuyết, hướng dẫn cách bảo quản và thực hành đánh chiêng.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Văn Vinh - Trưởng phòng Dân tộc nhấn mạnh: Cồng chiêng là loại nhạc cụ gắn bó chặt chẽ với đời sống đồng bào dân tộc Mường. Cồng chiêng Mường mang nhiều nét độc đáo chứa đựng tính nghệ thuật. Đối với người Mường, cồng chiêng là niềm tự hào của họ, là biểu hiện bản sắc đặc trưng nhất, nổi bật nhất của văn hóa Mường.

Ông Bùi Thanh Bình – Giám đốc Bảo tàng Di sản văn hóa Mường cho biết: Cồng chiêng là một công cụ, nhạc cụ từ thời cổ xưa gắn với thời đại đồ đồng của các Vua Hùng. Nó gắn bó chặt chẽ với cuộc sống tình cảm, tâm linh của người Việt cổ. Nó biểu tượng cho tinh thần lao động cần cù, trí thông minh và tài năng sáng tạo của tổ tiên ta. Cồng chiêng Mường là biểu tượng cao siêu nhất, tinh túy nhất của nghệ thuật dân gian Mường. Âm nhạc cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng là di sản văn hóa quý giá của người Mường và được sử dụng rộng rãi trong xã hội như: hội sắc bùa, lễ cưới, lễ tang, đi săn, kéo gỗ, dựng nhà, mừng nhà mới, hội xuống đồng…Từ khi sinh ra đến khi chết đi, người Mường đều hòa trong âm thanh của cồng chiêng, nó là vật thiêng của báu, tượng trưng cho cả tinh thần và vật chất, là linh hồn bất tử của đồng bào Mường.

     Người Mường ai cũng biết về cồng chiêng, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nhạc cụ đặc biệt của dân tộc mình. Giảng viên Bùi Thanh Bình đã giới thiệu chi tiết về các đặc tính, âm vực, cao độ, độ rung, độ nẩy của từng chiếc chiêng trong dàn chiêng 12 chiếc cho bà con dân tộc Mường 2 xã Đông Xuân, Phú Mãn.

     
Cồng chiêng khi làm hiệu lệnh thì sử dụng đơn chiếc, khi giữ vai trò nhạc cụ thì cấu thành một dàn chiêng. Một dàn chiêng ít nhất có từ 4 đến 6 hoặc 8 chiếc, đủ bộ là 12 chiếc. Trong đó nó biểu thị cho 12 tháng trong năm, giao hòa cả 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Tên gọi của cồng chiêng được gọi theo thứ tự, từ chiêng 1 đến chiêng 12; chiêng 1 nhỏ nhất có âm cao nhât, tiếp theo từ chiêng 2 đến chiêng 12 thuộc loại lớn có âm trầm. Đó là cách gọi để phân biệt thứ tự từ âm cao đến âm thấp nhất trong dàn chiêng. Có 3 âm khu: Âm khu cao, âm khu trung, âm khu trầm, mỗi âm khu có 4 chiếc. Mỗi dàn chiêng có 3 loại: 4 chiêng dàm, 4 chiêng bồng và 4 chiêng Tlé...





          Trong thời gian tập huấn, các học viên đều hào hứng, phấn khởi, cùng nhau hòa mình vào giai điệu trầm bổng của âm vang cồng chiêng để thêm hiểu, thêm yêu nét đẹp văn hóa cồng chiêng đặc sắc của đồng bào mình, từ đó phát huy, gìn giữ, bảo tồn và truyền lại cho thế hệ trẻ, cho thế hệ con cháu mai sau của người Mường./.

TIN VÀ ẢNH : NGỌC DIỆP

in Quay trở lại
Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc
Dự báo thời tiết
Thành phố:

30oC

Độ ẩm: 48%

Tốc độ gió: 17 km/hkm/h

Cập nhật lúc 00:20:38
ngày 2024-04-30