Thăm dò ý kiến
Theo bạn, Trang thông tin điện tử Ban Dân Tộc thành phố Hà Nội có cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động của Ban không?
Mã xác nhận

FE_View_Detail

Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm công tác dân tộc

  Nhằm trao đổi những kinh nghiệm thực tiễn trong việc triển khai thực hiện công tác dân tộc và các chính sách dân tộc, ngày 25/5, Ban Dân tộc thành phố Hà Nội đã đón tiếp và có buổi tọa đàm với đoàn công tác của Ban Dân tộc hai tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên. 

 

  1.   Dự buổi tọa đàm có các ông: Nguyễn Quang Đức, Vụ trưởng Vụ Địa phương I (Ủy ban Dân tộc); Nguyễn Tất Vinh, Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội; Nguyễn Hồng Luân, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang; Nguyễn Thái Nam, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên; cùng đại diện lãnh đạo, trưởng phòng, phó phòng và cán bộ chuyên viên các phòng chức năng của Ban Dân tộc thành phố Hà Nội và Ban Dân tộc hai tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên.      

  •                     
  • Ông Nguyễn Quang Đức, Vụ Trưởng Vụ địa phương I phát biểu tại buổi tọa đàm

    Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Quang Đức - Vụ trưởng Vụ Địa phương I hoan nghênh việc ba cơ quan làm công tác dân tộc tổ chức gặp gỡ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, qua đó giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa cơ quan làm công tác dân tộc Thành phố Hà Nội với các địa phương. Vụ trưởng Vụ Địa phương I Nguyễn Quang Đức đánh giá cao công tác dân tộc của Thủ đô trong những năm gần đây, ông nhấn mạnh, với những cống hiến đầy trách nhiệm, nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, những năm gần đây là những năm thành công của ngành công tác dân tộc Thủ đô trên tất cả các lĩnh vực, góp phần vào sự phát triển đi lên ở vùng dân tộc miền núi. Mong muốn Ban Dân tộc thành phố Hà Nội tăng cường giao lưu trao đổi kinh nghiệm hơn nữa để các cơ quan làm công tác dân tộc các tỉnh, thành phố trong cả nước cùng học tập nâng cao hiệu quả công tác dân tộc trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Tất Vinh - Trưởng ban Dân tộc Thành phố chào mừng đoàn công tác của Ban Dân tộc hai tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên đến với Ban Dân tộc Thành phố. Đồng thời thông báo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục của Thành phố, đặc biệt là kết quả thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 31/10/2011 của Thành uỷ Hà Nội về “Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Thủ đô Hà Nội”, Ban Dân tộc đã tham mưu trình lãnh đạo Thành phố ban hành nhiều chương trình, kế hoạch như: Kế hoạch số 166 ngày 30/11/2012 giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch 138 ngày 15/7/ 2016 giai đoạn 2016-2020. Theo đó, nhiều chương trình, dự án có ý nghĩa thiết thực, mang tính cơ bản, đảm bảo sự phát triển bền vững của vùng đồng bào dân tộc, miền núi trên địa bàn Thủ đô được triển khai thực hiện.
Cùng với đó, các chính sách khác dành cho đồng bào dân tộc được thực hiện đầy đủ, đúng đối tượng, nhất là chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc. Chính sách về y tế, giáo dục và công tác giảm nghèo bền vững đạt kết quả thiết thực. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật có nhiều đổi mới. Đã chủ trì phối hợp với Thành đoàn, Sở Y tế và các huyện tổ chức thành công Chương trình khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe và phát thuốc miễn phí cho các đối tượng thuộc diện hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tại các xã dân tộc miền núi; tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng cho học sinh dân tộc thiểu số học giỏi.
                              

Các cơ quan trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc

Cũng tại buổi tọa đàm, đoàn công tác của Ban Dân tộc hai tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên bày tỏ sự vui mừng về những thành tích trong lĩnh vực công tác dân tộc của Thủ đô, đồng thời cũng cho biết việc thực hiện công tác dân tộc của địa phương. Bắc Giang là tỉnh có 6 huyện miền núi, 1 huyện vùng cao, với 21 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 13% tổng dân số trong tỉnh. Những năm qua, Ban Dân tộc Bắc Giang đã chủ động nắm bắt tình hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người uy tín, chủ trì phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình 135.

Còn Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 27%. Triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc, giai đoạn 2012-2017 đã có 12/48 xã thoát nghèo. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên tập trung vào 3 chương trình, chính sách đặc thù là: Đề án 2037 đối với đồng bào Mông; chính sách cấp muối cho đồng bào dân tộc thiểu số; chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đặc biệt khó khăn. Theo đó, giai đoạn 2017-2020 tỉnh dự kiến sẽ đầu tư hàng nghìn tỷ cho 36 xã, 542 thôn đặc biệt khó khăn và vùng ATK.

Sau buổi tọa đàm, các đoàn công tác đã đi thực tế tại 2 huyện dân tộc miền núi Ba Vì và Thạch Thất của Hà Nội. Tại huyện Ba Vì đoàn đã đến khu du lịch Long Việt ở thôn Nghe, xã Vân Hòa thăm quan những vật dụng, nông cụ gắn với cuộc sống, lao động sản xuất và đời sống văn hóa, tinh thần của người nông dân thời trước. Rời khu du lịch Long Việt, các đoàn công tác đã đến thăm trang trại Hoa Viên tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất là trang trại chăn nuôi giống lợn rừng, lợn thịt và trồng rau hữu cơ nhằm cung cấp những sản phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe người nông dân tham gia sản xuất.

Kết thúc chuyến đi thực tế, đoàn công tác của Ban Dân tộc hai tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên đã bày tỏ những ấn tượng tốt đẹp trước sự đón tiếp chu đáo, thân thiện của Ban Dân tộc thành phố Hà Nội, các nội dung trao đổi cùng chuyến đi thực tế hết sức thiết thực, hiệu quả đối với công tác chuyên môn của hai Ban Dân tộc Bắc Giang và Thái Nguyên./.

Một số hình ảnh tại khu du lịch Long Việt và tại trang trại Hoa Viên

                                    

.

                            

.

                             


Bài và ảnh: Đạt Giang

in Quay trở lại
Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc
Dự báo thời tiết
Thành phố:

32oC

Độ ẩm: 59%

Tốc độ gió: 16 km/hkm/h

Cập nhật lúc 18:41:10
ngày 2024-04-27